Maskne - Mụn trứng cá do đeo khẩu trang trong mùa dịch COVID-19 đã, đang là mối quan tâm lớn của rất nhiều bệnh nhân đến khám với bác sĩ da liễu. Sau đây là những chia sẻ từ Bác sĩ Tô Lan Phương, bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cũng như cách cải thiện mụn maskne.

Dấu hiệu nhận biết:

-  Bắt đầu nổi mụn hoặc tình trạng mụn nặng hơn khi đeo khẩu trang thường xuyên 6 tuần.

-  Mụn có giới hạn rõ ở những vùng che phủ bởi khẩu trang: Vùng chữ O (quanh miệng, cằm) và/ hoặc vùng chữ U (má, cằm, hàm).

hình ảnh

Hình sau điều trị mụn tại Lux

Nguyên nhân mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng viêm mạn tính ở tuyến nang lông-bã nhờn. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mụn trứng cá, nhưng nhìn chung có 4 nhóm nguyên nhân chính và những nguyên nhân này tác động phối hợp nhau chứ thường không riêng lẻ.

- Sự bít tắt lỗ chân lông do các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh.

- Tăng sinh vi khuẩn P.acnes (Propionibacterium Acnes) hay còn gọi là C.acnes (Cutibacterium Acnes). Đây là lý do bác sĩ da liễu hay kê kháng sinh khi điều trị mụn trứng cá.

- Tăng tiết chất bã nhờn do nội tiết (lối sống tĩnh tại, stress), cơ địa hay chế độ ăn uống nhiều ngọt, béo.

- Hiện tượng viêm (nhiều bạn thoa kem thuốc không rõ nguồn gốc chứa corticoids sẽ đỡ là do giảm viêm)

hình ảnh

Bác sĩ Tô Lan Phương

Vì sao mụn trứng cá nặng lên khi mang khẩu trang?

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc mang khẩu trang thường xuyên sẽ làm tăng độ ẩm và nhiệt độ khu vực da tiếp xúc với khẩu trang. Kèm theo việc chà xát với khẩu trang sẽ làm cho da trở nên nhạy cảm hơn, thay đổi hệ khuẩn trên da và kết quả là mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn.

Không những thế, trong đại dịch COVID-19 chúng ta ai cũng ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng bất an, ăn uống không đủ dinh dưỡng. Chế độ sinh hoạt thất thường, hội chứng cú đêm, tất cả làm rối loạn thêm hệ thống nội tiết của cơ thể. Hormone stress, androgen và tăng Interleukin 1-beta  (IL-1 beta) đóng vai trò quan trọng trong việc làm bùng phát mụn trứng cá.

hình ảnh

Bác sĩ Tô Lan Phương và siêu mẫu Thanh Hằng

Điều trị mụn maskne:

Ngoài những cách điều trị tấn công vào 4 nhóm nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, đối với maskne chúng ta cần lưu ý như sau: Chọn khẩu trang mềm mại phù hợp với mình, ít kích ứng. Ưu tiên khẩu trang vải, chất liệu cotton, thoáng khí, ôm vừa vặn gương mặt, không quá chật. Có thể tháo khẩu trang để da thở 15 phút sau 2 giờ mang liên tục. Thay ngay khẩu trang khi đã bị ướt.

Những phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

Thoa tại chỗ: Retinoid, Salicylic Acid, BPO (Benzoyl peroxide), Azelaic Acid, Clindamycin phosphate, Erythromycin, Dapsone, Sulfur/Sulfacetamide sodium, thuốc thoa phối hợp.

Toàn thân: Kháng sinh, thuốc cân bằng nội tiết tố, Isotretinoin, thực phẩm chức năng, kẽm, L-Cysteine…

Công nghệ cao: ánh sáng sinh học, IPL, laser.

Liệu trình điều trị mụn tại Lux:

  • Bước 1: Khám da để xác định tình trạng mụn và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
  • Bước 2: Làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ tạp chất.
  • Bước 3: Tiến hành điều trị mụn bằng công nghệ ánh sáng sinh học Blue light, ánh sáng cam, IPL và/ hoặc công nghệ laser.
  • Bước 4: Lựa chọn liệu trình chăm sóc da phù hợp với da mụn để hồi phục collagen ngăn ngừa thâm sau mụn và giảm sẹo.
  • Bước 5: Bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống, sinh hoạt, theo dõi tác dụng phụ của thuốc, cách skincare để ngăn ngừa mụn tái phát.

hình ảnh

Liệu trình điều trị mụn tại Lux Beauty Center

5 điều cần tránh khi bị mụn:

  1. Thói quen tay chạm lên mặt. Khi sờ tay lên mặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và lây lan nhiều hơn, điều đó khiến cho da dễ bị nổi mụn, thâm lâu và mụn sẽ trầm trọng hơn.
  2. Chăm da sai cách: Rửa mặt quá lâu, trang điểm quá nhiều lớp hoặc quá lười không tẩy trang khi ngủ… đều làm nặng thêm tình trạng mụn.
  3. Xem nhẹ việc giữ ẩm: Giữ ẩm cực kì quan trọng, da dầu vẫn cấp nước. Cũng giống như tất cả các loại da khác, da dầu nhờn cũng cần được chăm sóc và dưỡng ẩm.
  4. Tin Bác sĩ google: Mụn trứng cá, đặc biệt là mụn viêm rất khó để điều trị và hay tái phát, do đó cần phải được điều trị bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn. Tránh làm theo những chỉ dẫn không có khoa học trên mạng.
  5. Không theo đúng/ đủ phát đồ điều trị của bác sĩ da liễu: Thông thường việc điều trị mụn cần 1 tháng để đánh giá kết quả và sau 3 tháng mới kiểm soát được mụn.

Quá trình điều trị không phải một sớm một chiều mà có thể cho kết quả ngay. Theo Bác sĩ da liễu Tô Lan Phương với hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ nội khoa: “Mụn trứng cá khởi phát muộn là dạng bệnh mạn tính, cần được điều trị lâu dài kết hợp kiêng khem nghiêm ngặt. Tương tự với quá trình điều trị các tình trang da khác, bạn cần có sự theo dõi của bác sĩ và thay đổi trong lối sống sinh hoạt để đạt được kết quả toàn diện”.

hình ảnh

Bác sĩ Tô Lan Phương và đội ngũ Lux Beauty Center

Bác sĩ Tô Lan Phương - Chuyên khoa Da liễu, Giám đốc chuyên môn Phòng khám Da liễu Lux Beauty Center:

Facebook: facebook.com/tolanphuong.Dermatologist.


Website: luxclinic.vn.

Nguồn do Lux Beauty Center