Hệ thống xử lý nước thải bao gồm nhiều công đoạn để loại bỏ các chất ô nhiễm và tạo ra nước thải đã được xử lý một cách an toàn trước khi xả ra môi trường. Dưới đây là các công đoạn cơ bản thường có trong một hệ thống xử lý nước thải:
Công đoạn xử lý cơ học: sàng lưới, ngăn dầu, lắng tách, keo tụ,.. dể loại bảo các chất rắn và các vật chất từ nước thải.
Công đoạn xử lý hóa học: khử trùng, kiểm soát nồng độ nitrat và photphat, điều chỉnh pH,…loại bỏ các cặn lơ lửng, kim loại, chất vô cơ…. và cải thiện chất lượng nước thải.
Công đoạn xử lý sinh học: kỵ khí, thiếu kí, lọc sinh học, kích thích,…nhằm loại bỏ các các chất hữu cơ và các chất ô nhiễm từ nước thải.
3. Các chất bẩn nào hệ thống xử lý nước thải loại bỏ được ?
Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để loại bỏ nhiều loại chất ô nhiễm và tạp chất khỏi nước thải trước khi nó được xả ra môi trường tự nhiên. Các thành phần chính được loại bỏ bao gồm:
Mầm bệnh: Mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, và ký sinh trùng,... có thể gây ra nhiều bệnh tật và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm c ho con người. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng, gây ra đợt dịch bệnh.
Kim loại nặng : Kim loại nặng như thủy ngân và chì có thể tác động tiêu cực đến thực phẩm và nông sản. Xả kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadmium, và kẽm vào môi trường tự nhiên có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái.
Nitrat và Photphat: khi nitrat và photphat tăng lên trong nước, chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo và cây bãi trong môi trường nước. Điều này có thể gây ra hiện tượng sưng nước (eutrophication), làm giảm khả năng sự sống của các loài thủy sản và gây tắc nghẽn các hệ thống nước.
Tổng chất rắn lơ lửng TSS: trong nước thải là một tham số quan trọng để đo lượng chất rắn tồn tại trong nước dưới dạng các hạt lơ lửng. Nếu TSS không được xử lý một cách hiệu quả thì có thể gây tắc nghẽn các hệ thống cấp nước và hệ thống cống rãnh, làm giảm khả năng thông thoát của chúng.
Nhu cầu oxy sinh hóa BOD: Việc nước thải được xả ra môi trường mà không đủ lượng oxy để hỗ trợ cho quá trình sinh học, nó có thể gây sự suy giảm hệ thống sinh thái sông, hồ, biển xung quanh và suy giảm đa dạng sinh học.
Tổng chất rắn hòa tan TDS: nếu nước thải TDS thải ra môi trường mà không được xử lý một cách hiệu quả thì nó có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông, hồ và đầm lầy. TDS cao trong nước có thể làm cho nước trở nên mặn và không thích hợp cho việc sử dụng nước. Đồng thời, uống nước chứa TDS cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể gây vấn đề cho hệ thống tiêu hóa và thận.
Hóa chất tổng hợp: bao gồm một loạt các loại khác nhau như: thuốc trừ sâu, dioxin, natri clorua, natri hydroxit, dầu công nghiệp,…