webtretho


Ở Sài gòn chắc chúng ta không xa lạ gì với hai từ "bạc xỉu". Bạc xỉu cũng đã trở thành thức uống mang đậm chất riêng của người sài gòn.


Nhưng sao lại gọi là bạc xỉu??? bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được sự tò mò này nhé



Chữ "bạc xỉu", gọi tắt của cụm chữ "bạc tẩy xỉu phé". Mấy chữ đó là âm từ tiếng Quảng Đông, thứ tiếng Tàu khá phổ thông trong số những người Tàu sống ở Sài Gòn.



Bạc là màu trắng, Tẩy là cái ly không, Xỉu là một chút, và Phé là cà phê. Rõ nghĩa hơn, đó là một thức uống theo ý khách hàng : Sữa nóng thêm một chút cà phê. Sữa đặc pha với nư
ớc sôi thường có mùi hơi khó uống, nên chút cà phê thêm vào sẽ làm cái mùi ấy mất đi.



Ở những quán cà phê bình dân của người Tàu (những năm 50s, 60s, Sài Gòn đầy dẫy những quán cà phê bình dân kiểu này, chúng thường chiếm vị trí thuận lợi ở mỗi đầu con hẻm), khi khách hàng Việt gọi một món thức ăn, thức uống bằng tiếng Việt, phổ ky (người hầu bàn) thường có thói quen đứng từ bàn của khách nói vọng vào bếp (cũng được đặt ngay trong một góc gần ngay chỗ thực khách ngồi ăn uống) món thức ăn, uống ấy bằng tiếng Tàu như "bạc tẩy xíu phé". Dần dà, người khách Việt thuộc lòng món ăn, uống ưa thích bằng tiếng Tàu và sau đó, đã sử dụng luôn chúng trong lúc gọi thực đơn. Để thuận miệng các khách hàng đã gọi cái thức uống nhiều sữa có một chút cà phê ấy là "bạc xỉu".


webtretho


Thế là bạc xỉu ra đời từ đó. Sau này, ngoài bạc xỉu nóng, người Việt còn uống bạc xỉu đá.


Ngày nay, bạc xỉu có bán ở hầu hết các quán cà phê ở sài gòn từ bình dân đến sang trọng.


Vậy bạn đã thử bạc xỉu chưa.?



Sưu tầm và biên tập lại bởi me_meoxu