Đây là món chè giản dị nhưng lại có một ý nghĩa rất đặc biệt trong ngày Tết Trung Thu. Chè Đoàn Viên còn có cái tên quen thuộc là chè trôi nước . Chè trôi nước tượng trưng cho sự gắn kết sum vầy của gia đình, sự “tròn trịa” của tình nghĩa. Chè trôi nước truyền thống có lớp vỏ là lớp bột trắng mịn, nhưng với sự khéo léo của các bạn nội trợ ngày nay, chúng ta có thể biến tấu thêm 1 chút màu sắc , nhân viên chè là từng viên đậu xanh mịn mịn, ngọt ngọt, béo bé.Chè được dùng chung với nước đường ngọt thanh, một chút gừng cay nồng và 1 ít mè rang vàng thơm dịu. Tất cả những mùi vị ấy như tượng trưng cho tình cảm ngọt ngào nồng ấm keo sơn của gia đình, chút ngọt ngào pha lẫn chút cay cay nhưng khi ăn vào chúng ta lại nghe ấm nồng đến tận tấm lòng .


Nguyên Liệu :


- 250gr bột nếp


- 150 g đậu xanh cà


- 1 bó lá dứa, 1 trái gấc nhỏ (làm màu cho vỏ bánh)


- 500gr dừa nạo, sữa tươi.


- 500gr đường thẻ


- 20gr mè


- 1 củ gừng tươi, hành tím, muối, dầu ăn.


Cách làm :


- Chúng ta sẽ bắt đầu với phần nhân trước.


- Đậu xanh ngâm nước ấm cho nở mềm, vo và đãi sạch vỏ dơ còn sót, cho đậu xanh vào nồi hấp đến khi hạt đậu chín bở rồi tán nhuyễn.Trong lúc đậu còn đang nóng, các bạn dùng thìa hoặc máy xay đánh nhuyễn sẽ dễ dàng hơn.


- Dừa nạo cho vào 1 chút nước ấm và vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 chén nước dảo


- Trộn đậu với 1 chút muối, 50 gr đường và 1 ít nước cốt dừa.


- Bắt chảo lên bếp cho 1 ít dầu ăn vào sau đó cho khoảng 2 muỗng hành tím bằm nhuyễn vào đảo đầu, cho hỗn hợp đậu xanh mới trộn vào sên với nhỏ lửa đến khi đường tan và đậu xanh tróc chảo thì bắt xuống, để nguội và vò từng viên nhỏ cỡ chừng ngón


chân cái để làm nhân.


- Làm vỏ viên chè :


- Lá dứa và thịt trái gấc cho chút nước, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn vắt lấy nước để tạo 2 màu xanh và đỏ cho vỏ bánh. (nếu muốn nhanh gọn hơn thì các bạn có thể dùng phẩm màu)


- Cho khỏang 220gr bột nếp cho ra tô(chừa lại 1 ít để áo bột hoặc có thể thêm vào khi bột bị nhão),cho 1 ít nước vào để bóp nhuyễn bột trước sau đó cho thêm khoảng 200ml nước đun sôi rưới từ từ vào bột nếp rồi nhào bằng tay nếu bạn chỉ làm bột màu trắng, trong món chè này thì mình chia bột ra làm 3 phần, sau đó đun sôi từng phần nước lá dứa, nước gấc và nước lọc rồi rưới từ từ vào bột nếp rồi nhào bằng tay.


- Nhào đến khi bột dẻo, mịn và có màu trắng, xanh, đỏ đẹp mắt.


- Để bột nghỉ 30 phút rồi các bạn chia bột thành những viên nhỏ và chuẩn bị gói từng viên bột.


- Trong khi chờ bột nghỉ thì bạn nấu nước cốt dừa :


- Cho nước dừa vào nồi đun với lá dứa với lửa nhỏ, khi nước dừa sôi nhẹ cho nước cốt dừa và có thể thêm 1 ít sữa tươi, ít muối. Khuấy đều đến khi nước cốt dừa sôi lại thì tắt bếp.


- Cho mè vào chảo rang vàng


- Sau khi bột đã nghỉ 30', chúng ta bắt đầu gói từng viên chè


- Dùng tay ấn dẹp viên bột ra, cho nhân đậu xanh vào giữa, gói kín lại, vo tròn. Số bột còn lại bạn vo tròn từng viên nhỏ để làm viên ỉ.


- Đun nước thật sôi mới thả từng viên chè vào luộc, vo đến đâu bỏ ngay vào nồi đến đó, khi chín các viên chè trôi nước sẽ nổi lên, các bạn vớt ra thả ngay vào một thau nước lạnh cho khỏi dính.


- Nấu 500gr đường thẻ với 1/2 lít, đường sôi cho vài lát gừng vào nồi, thả các viên chè vào nồi đun nhỏ lửa vài phút cho bánh ngấm đường rồi tắt bếp.


- Sau bửa cơm tối bạn múc chè ra chén với 1 ít nước cốt dừa và rắc 1 chút mè và mời cả nhà cùng thưởng thức. Không khí gia đình thật ấm cúng bên chén chè đoàn viên của đêm trung thu đầy hương vị không khó phải không bạn?