Dạo trước em thấy rộ lên tin ăn mì gói khó tiêu, tận mấy tiếng còn y nguyên sợi mì trong dạ dày, nghe mà sợ quá :( Mặc dù, cha con cu Bin nhà em là “fan hâm mộ” mì gói và em chỉ cho dùng mì những hôm bận bịu thôi, nhưng nghe vụ này thì em cấm tiệt không cho ăn nữa.


Thế nhưng, nay em lại đọc được thông tin hoàn toàn khác, cả một bài chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Lê Bạch Mai – Nguyên viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc Gia về chủ đề “Mì ăn liền ảnh hưởng thế nào đến dạ dày của bạn” trên báo Tuổi Trẻ nên mang lên đây chia sẻ với các mẹ ạ.


Về quá trình tiêu hóa



Các mẹ biết không, sau khi đọc bài của bác Mai thì em mới biết là quá trình tiêu hóa được diễn ra theo tuần tự đi từ miệng xuống dạ dày và đến ruột non, ruột già. Đầu tiên là ở miệng, khi mình nhai và nuốt thì thức ăn sẽ hòa cùng dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt. Tuy nhiên thời gian thức ăn lưu ở miệng rất ngắn, nên nước bọt có tác dụng giúp thức ăn dễ nuốt hơn.


Tiếp đến là dạ dày, nơi này được xem là thiên đường của men tiêu hóa và quá trình này diễn ra từ 3 đến 4 giờ. Ở dạ dày có nhiều men tiêu hóa, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất mà cơ thể có thể hấp thụ.


Tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất, vì nơi này tiết ra chất dịch từ gan và tuyến tụy để tiếp tục phân hủy, hấp thụ thức ăn từ ruột và vào cơ thể qua máu. Thức ăn khi đó được biến thành chất đặc sền sệt, nhuyễn gọi là dưỡng chất.


Giai đoạn cuối cùng là nhiệm vụ của ruột già. Các loại thực phẩm mà cơ thể không cần hoặc không thể sử dụng sẽ đến ruột già và rời khỏi cơ thể dưới dạng chất thải. Tổng quá trình tiêu hóa của chúng ta cũng ngót ngét 12-48 giờ, tùy vào thực phẩm khó hay dễ tiêu hóa hoặc nhai có kỹ hay là không.


Thêm nữa, bác Lê Bạch Mai cho biết, khi ăn mì gói, một phần tinh bột có trong sợi mì đã được tiêu hóa ngay tại khoang miệng. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì gói tồn tại sau 2 giờ, thậm chí là 3-4 giờ tiêu hóa trong dạ dày là vô cùng bình thường. Với lại, em nghĩ mì gói thực chất cũng là bột mì làm ra thì không lý gì không thể tiêu hóa và nếu như thế thì người ta không còn cảm giác đói nữa.


Ngoài ra, khi cơ thể khỏe mạnh và trong trạng thái hưng phấn, vui vẻ thì các loại dịch và men tiêu hóa sẽ tiết ra nhiều và tiêu hóa tốt hơn. Ngược lại, khi có tâm lý sợ hãi, lo âu thì dịch tiết và men tiêu hóa đều suy giảm, quá trình tiêu hóa cũng vì thế mà trở nên chậm và kém hơn


Làm phong phú và cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn


webtretho


Chính vì thế, người ta khuyến khích là nên chế biến mì gói cùng các loại rau xanh, củ quả như cải ngọt, súp lơ, giá đỗ, hoặc thịt bò, thịt lợn, tôm… Điều này không những cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất mà còn giúp bát mì có màu sắc hấp dẫn, kích thích vị giác, cả nhà ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Còn trường hợp trong bếp nhà mình không dự trữ đủ các loại thực phẩm đa dạng, bác sĩ Mai cũng khuyên các mẹ có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần và nên bổ sung, cân bằng các loại thực phẩm vào các bữa ăn sau.


Mà theo em nghĩ, mình không nên nhìn phiến diện về một loại thực phẩm, quan trọng là ở bản thân, phải biết phân biệt đâu là loại mì hợp khẩu vị và an toàn cho sức khỏe gia đình. Chỉ cần mình lựa chọn mì của thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguồn nguyên liệu thật và bổ sung thêm rau xanh, thịt, cá… để tô mì thêm phong phú và cân bằng dinh dưỡng thì cũng nên dùng cho những hôm bận rộn phải không?


Các mẹ nghĩ sao, cùng thảo luận và chia sẻ để em có thể yên tâm mà cho cả nhà dùng món mì gói yêu thích nhé!