VIỆC ĂN UỐNG HẬU COVID

Từ lâu nấu ăn không còn đơn giản chỉ để no mà còn phải ngon, và đến bây giờ, sau đợt dịch gây khủng hoảng toàn cầ, việc ăn uống còn phải lành mạnh. Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc ăn uống lành mạnh

Từ đợt Covid mọi người cũng đã có xu hướng quan tâm đến sức khỏe hơn và luôn cân nhắc những thực phẩm đưa vào cơ thể. 5 loại thực phẩm này không những lành mạnh mà còn dễ tìm và phải chăng, các mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần hằng ngày để cả nhà đề khỏe

1. KOMBUCHA

Có nguồn gốc từ hơn 2000 năm trước ở vùng Viễn Đông với tên gọi ‘trà bất tử’, kombucha là một loại thức uống được lên men từ trà, đường và con giống scoby. Kombucha góp phần bảo vệ hệ tiêu hoá, tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó nó hỗ trợ mang lại những lợi ích như thanh lọc, kiểm soát cân nặng…

2. Các thực phẩm làm từ thực vật (Plant-based)

Xu hướng cắt giảm thịt trong khẩu phần ăn hay ‘ăn chay trường’ vốn là một trong những thói quen sống thân thiện hơn với môi trường và tốt cho sức khoẻ. Nó được dự đoán là sẽ không “lỗi thời” sớm. 

Thực phẩm plant-based được người tiêu dùng ưa chuộng hơn vì chúng có ít các loại protein dễ gây dị ứng trong thực phẩm truyền thống (sữa, hải sản,…) và chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ.

Các thực phẩm này còn chứa dưỡng chất thực vật mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ.

3. Các sản phẩm làm từ yến mạch

Yến mạch từ lâu vẫn là một trong những xu hướng thực phẩm nổi bật nhất tại nhiều nước, đặc biệt là Mỹ. Ở Việt Nam, yến mạch được ưa chuộng bởi nó là thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, sở hữu lượng đường thấp và có tác dụng chống oxy hoá. Yến mạch có thể thay thế sữa hoặc sữa đậu nành cho những ai dị ứng. Nó chứa một nửa lượng proteine từ đậu nành hoặc sữa bò.

4. Rong biển

Rong biển là một siêu thực phẩm dồi dào chất xơ, vitamin và có khả năng chống oxy hóa tốt. Rong biển còn hỗ trợ sức khỏe đường ruột và chức năng của tuyến giáp khi có chứa hàm lượng iốt và tyrosine.

Rong biển là một trong những nguyên liệu bền vững. Quá trình canh tác rong biển không những không tiêu hao tài nguyên mà còn góp phần hấp thụ khí CO2.

5. Thực phẩm không chứa lactose (lactose-free)

Không dung nạp lactose là cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn đường lactose trong sữa (sữa bò, sữa mẹ) do thiếu enzyme lactase.

Các triệu chứng thông thường của không dung nạp lactose gồm có: đau bụng, sình bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.... Các triệu chứng này thường bắt đầu khoảng 30 phút đến 2 tiếng sau khi uống hoặc ăn các thức ăn có chứa lactose.

Việt Nam là đất nước có phần trăm người không dung nạp lactose cao. Chưa hết, quá trình tuổi tác cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ lactose trong sữa gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và ợ hơi.

Các thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Vinamilk, TH True Milk, Abbott… đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng nhiều năm qua. Ngày nay, các mặt hàng khác như bánh kẹo, thịt hộp lactose-free cũng dần xuất hiện.

Nguồn: vietcetera.com