Hiện nay, sau khi doanh nghiệp đã có giấy đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực ngành nghề có điều kiện sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho quý độc giả tham khảo những thủ tục sau khi thành lập công ty hay còn gọi là thủ tục sau khi có giấy phép kinh doanh mà các doanh nghiệp nên nắm vững để có những hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật.

thu-tuc-sau-khi-thanh-lap-doanh-nghiep

1. Đăng ký kê khai thuế ban đầu

Khi đã có giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị các loại hồ sơ kê khai thuế lúc đầu. Sau đó, doanh nghiệp soạn thảo bộ hồ sơ này và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Các giấy tờ để kê khai thuế lúc đầu gồm các loại tờ khai thuế môn bài, tờ khai doanh nghiệp đăng ký sử dụng các hình thức kế toán và hóa đơn; các quyết định bổ nhiệm các vị trí giám đốc, kế toán và phương pháp doanh nghiệp trích khấu hao các loại tài sản cố định.

Các doanh nghiệp không cần phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các loại tài liệu nêu trên. Các loại giấy tờ này có thể thiếu tùy thuộc vào các chi cục thuế ở các địa phương khác nhau họ sẽ có những điều kiện, quy định riêng. Trừ một loại bắt buộc phải có đó là tờ khai phương pháp doanh nghiệp trích khấu hao các loại tài sản cố định. Nhưng để an toàn và tránh mất thời gian, các doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ này. Lưu ý là một bộ nộp tại chi cục thuế và một bộ lưu trữ tại công ty để dự phòng.

Theo quy định tại nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 25/02/2020, thì các doanh nghiệp mới được thành lập được miễn nộp loại thuế môn bài trong năm mà doanh nghiệp thành lập. Trước đây, khi nghị định này chưa có hiệu lực thi hành thì các doanh nghiệp mới thành lập phải nộp các loại tờ khai lệ phí thuế môn bài và lệ phí thuế môn bài theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên với quy định mới này đã hỗ trợ phần nào cho các doanh nghiệp mới thành lập hiện nay.

Và cũng theo nghị định 22/2020/NĐ-CP hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập này sẽ tiến hành nộp các loại tờ khai lệ phí môn bài và lệ phí thuế môn bài trước ngày 30/01 năm liền sau của năm thành lập. Mức lệ phí thuế môn bài thường rơi vào khoảng 2-3 triệu đồng/1 năm phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký lớn hơn hay nhỏ hơn mức 10 tỷ đồng. Những năm liền sau đó, doanh nghiệp chỉ cần nộp lệ phí thuế môn bài với thời gian trong khoảng từ ngày 01-30/01 hàng năm.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp được thành lập trước thời điểm nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì các doanh nghiệp này vẫn phải tiến hành nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài và lệ phí thuế môn bài. Tờ khai lệ phí thuế môn bài và lệ phí thuế môn bài là một trong những giấy tờ quan trọng mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để nộp cho cơ quan quản lý thuế. Ngày cuối cùng của tháng mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất là thời hạn cuối cùng theo quy định mà doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài.

Để xác định ngày doanh nghiệp bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất, các các bộ thuế thường dựa vào thời gian thành lập ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng như 29, 30, 31…thì thời gian được xác định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.

Mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài

Theo quy định tại thông tư 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định doanh nghiệp nếu chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài thì phải chịu các hình thức xử phạt gồm bị cảnh cáo, phạt tiền với các mức khác nhau tương ứng với hành vi vi phạm.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 400.000-1.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 1 đến 10 ngày. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 800.000-2.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 1 đến 20 ngày. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1.200.000-3.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 ngày. doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1.600.000-4.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 30 đến 40 ngày. Và mức phạt cao nhất, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2.000.000-5.000.000 đồng khi chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng thời gian từ 40 đến 90 ngày.

Riêng đối với các doanh nghiệp chỉ chậm nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài trong khoảng từ 1-5 ngày, nếu có các tình tiết giảm nhẹ cho hành vi vi phạm, doanh nghiệp chỉ bị phạt với hình thức cảnh cáo.

Mức phạt chậm nộp thuế môn bài

Để xác định mức phạt chậm nộp thuế môn bài, căn cứ theo thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính, có thể tính như sau:

Số tiền cơ quan thuế phạt = số tiền cơ quan thuế phạt chậm nộp x 0,03% x tổng số ngày doanh nghiệp chậm nộp.