Tình hình buôn bán thì ế ẩm nhưng các shop vẫn đua nhau nở rộ. Có ai thấy được hiện tượng là chi phí mặt bằng quá cao mà nhìn vào thấy shop nào shop ấy “ế nhệ”. Vậy tại sao nó vẫn tồn tại ngày này qua ngày nọ? Có lý do hết đó.



webtretho


Hình minh họa.



Hiện tượng



-Mở shop đại trà: Phần thì những người đầu tư chưa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường trước khi bỏ tiền mở shop. Họ cũng không xác định được đối tượng khách hàng chính của cửa hàng là thành phần nào để chọn mặt hàng phù hợp. Ai cũng nghĩ bán mặt hàng quần áo là nhàn hạ, lời nhiều, nên khi có ý định kinh doanh là người ta lại nghĩ ngay tới mở shop thời trang.



-Kinh doanh không lời mà vẫn tồn tại: Những con đường lớn chuyên bán thời trang như Lê Văn Sỹ, Huỳnh Văn Bánh, Cách mạng tháng 8,...có nhiều nơi đi ngang qua không thấy có khách mà không hiểu tại sao vẫn tồn tại từ năm nọ qua năm kia



-Có những thương hiệu lớn rất vắng khách nhưng lại thuê mặt bằng ngã 3, ngã 4 đắt giá chẳng hạn như Nón S, cac trung tâm thương mại như Parkson Hùng Vương, Diamond, Saigon Center, Saigon Paragon, Crescent Mall…, tình hình cũng không khá hơn.Thỉnh thoảng mới có vài vị khách ghé vào các gian hàng quần áo, mỹ phẩm xem hàng, dùng thử rồi… cũng bỏ đi. Vậy mà vẫn nguyên xi ở đó, có chăng là 1-2 cái mới đóng cửa dạo gần đây thôi.Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều dự án không sợ mà còn mở ra thêm



Lý giải nguyên nhân



- Thứ nhất, họ bán để có cái tiếng, không phải vì cái miếng: Nhiều người có dư tiền, nhiều tiền, chỉ là muốn có thêm cái danh để nổi tiếng, để lấy cái tiếng đó "làm ăn kiểu khác". Ví dụ nhiều diễn viên, người mẫu, ca sĩ... buôn bán làm ăn, có thể ko có lời nhiều, nhưng họ thích buôn bán như vậy để chứng tỏ ta đây đa năng, tài giỏi, từ đó có nhiều hợp đồng chạy sô hơn chẳng hạn (mà mình thấy ai nổi tiếng thì dựa vào cái tiếng bán đồ cũng đc, trừ khi bán đồ mắc cắt cổ quá, hoặc sản phẩm ko tốt mới ế thôi)



- Thứ hai, họ làm ăn kiểu khác mà mình ko biết:
Nhiều người mở shop quần áo, nhưng có khi công việc chính của họ là...chủ hụi. Hoặc mở tiệm mắt kính nhưng chủ yếu lấy mặt tiền đó để làm cò đất, làm ăn buôn bán ngành khác, sao mình biết? Cái quan trọng là họ chỉ muốn người khác biết họ trên danh nghĩa "chủ shop", "chủ tiệm", và ko muốn người ta biết công việc thật sự của họ.



- Thứ 3, những shop đó đang xây dựng thương hiệu.
Chỉ là vừa bắt đầu nên ế, chủ shop đang mong chờ những ngày sắp tới sẽ khấm khá hơn.


Bạn có biết 1 sự thật, ai làm kinh doanh cũng phải chấp nhận bị lỗ thời gian đầu để người ta biết đến cửa hàng của mình.Nhiều khi không phải 1 tháng 2 tháng mà phải gầy dựng cả năm, thậm chí 2-3 năm.



Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Đừng bao giờ mơ tưởng tới điều đó, số ít mới đạt được trình độ ấy thôi. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá song với thời buổi hiện tại được bao nhiêu người làm thành công đâu. Phải đi thật chậm, thật chắc thì bước đi đó mới vững để đi vào lịch sử .



- Thứ 4, họ vẫn bán đều đặn mà mình không biết. Ngày nay thời buổi công nghệ mà, chỉ cần click chuột tại nhà là có thể mua bán sản phẩm rồi, đâu cần ra vào cái shop. Shop mở ra là để hách yên tâm về sự tồn tại của nó thôi.



- Thứ 5, bán ít lời nhiều: Nhiều shop đã xây dựng thương hiệu từ trước, hiếm khách nhưng khách rất chất lượng. Những shop này tồn tại là nhờ chất lượng hơn số lượng. Khách ít mà bù lại bán được 1 sản phẩm lời bằng mấy chục sản phẩm của shop nho nhỏ rồi.



- Thứ 6, chất lượng hơn số lượng: việc mấy shop bán trong trung tâm thương mại cũng tương tự, có chăng là những thương hiệu bán trong đó rất là nổi tiếng. Họ đã tạo dựng niềm tin lâu đời rồi và đang tiếp tục củng cố niềm tin với người tiêu dùng bằng cách khuyếch trương thương hiệu. Doanh thu hay lợi nhuận 1 sản phẩm gấp mấy lần những mặt hàng thông thường khác nha, vả lại chỗ này bán “ế” cũng chẳng gì phải lo, nhiều chi nhánh khác họ bán đắt rồi mà.



- Thứ 7, mục tiêu là không để tiền nhàn rỗi lãng phí: các shop bán “ế” người ta không lo, ít nghĩ tới chuyện kinh doanh ế là vì đó là mặt bằng của họ. Họ có vốn nhàn rỗi, nếu để yên 1 cục thì dễ thâm hụt nên thà lấy đầu tư hàng hóa như thế để có đồng ra đồng vào vẫn hơn.



- Thứ 8, người ta buôn bán không vì kiếm lời trước mắt. Những người bán hàng đôi khi lại nghĩ tới cái lợi nhuận sau này từ chính mặt bằng họ đang sở hữu/thuê. Họ mua lúc giá rẻ hoặc thuê với hợp đồng thuê mặt bằng giá thấp và mở shop rồi chờ 1 ngày nào đó có thể sang nhượng hoặc cho thuê lại rồi hưởng chênh lệch. Đó là một chiến lược kinh doanh, nhiều người lý giải rằng việc “thu gom” mặt bằng có vị trí đắc địa, thuận lợi để hoạt động kinh doanh ‘tạm thời” rồi chờ để sang nhượng cho các đơn vị có như cầu mở cửa hàng buôn bán.



-Thứ 9, chẳng tốn kém chi phí nên cứ giữ như vậy: Hầu như chi phí lớn nhất của những người làm ăn kinh doanh là chi phí mặt bằng. Nhưng nếu không tốn tiền trả tiền mặt bằng hoặc thuê từ trước đó rất nhiều năm qua với giá rất rẻ thì đâu cần phiền hà gì mà dẹp tiệm. Hàng có sẵn, không tốn thêm chi phí thì cứ giữ nguyên đấy mà làm ăn buôn bán, được đồng nào hay đồng đó cũng tốt rồi.



-Thứ 10, đang có chiến lược ngầm.
(số lượng ít và đây là lý do không được khuyến khích nên tôi không nêu ra cụ thể) Cái này ai kinh doanh làm ăn lớn thì hiểu ha, vấn đề là người ta muốn trốn hay lách này kia, kia nọ =)




Hầu hết là vậy mà mình vẫn còn nhiều lý do khác nữa chứ. Hihi,không biết giải mã xong có ai muốn kinh doanh liền không ha. Nhưng phải cân nhắc cho kỹ chứ, người ta làm gì cũng có mục đích có kế hoạch mới dám làm thì mình cũng vậy, phải chuẩn bị kỹ lưỡng rồi thực hiện Chứ mở ra buôn bán ế ẩm rồi phải dẹp tiệm thì thôi khỏi mở. ;)