hình ảnh

Chân dung một Leader là gì? Trong tổ chức thì vai trò của họ là gì? Những yếu tố mà Leader cần thiết phải có là gì? Nếu bạn vẫn chưa chắc về những về điều này thì những thông tin mà cô Phạm Thị Quyên trong bài chắc chắn sẽ cần thiết và hữu ích dành cho bạn.

Từ khóa “Leader” không còn quá xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Mỗi ngày, bạn thường xuyên thấy nhiều người sử dụng từ Leader. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu Leader là gì không? Chân dung một Leader là gì? Trong tổ chức thì vai trò của họ là gì? Những yếu tố mà Leader cần thiết phải có là gì? Nếu bạn vẫn chưa chắc về những về điều này thì những thông tin mà cô Phạm Thị Quyên trong bài chắc chắn sẽ cần thiết và hữu ích dành cho bạn.

 

Leader – Họ là ai?

 

“Leader là một người luôn chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ cấu tổ chức của một đội nhóm. Công việc của một team leader thông thường sẽ phải phân bố công việc, chia sẻ, đào tạo các kĩ năng còn thiếu cho thành viên cũng như đánh giá những hiệu quả công việc mà thành viên tạo ra.” – Cô Quyên chia sẻ. Đối với kinh doanh, Tầm nhìn là một miêu tả thực tế có sức thuyết phục cao và hấp dẫn của nơi mà bạn muốn hướng đến trong tương lại. Tầm nhìn cung cấp ra được định hướng, đề ra các ưu tiên và có một đích đến nhất định.

 

Để có thể tạo ra được tầm được tầm nhìn nhìn tốt, Các leader tập trung vào thế mạnh của tổ chức bằng cách sử dụng các công cụ chiến lược như: Five Forces của Porter, phân tích Pest, phân tích Usp và phân tích năng lực lõi để đánh giá tình trạng thực hiện của họ. Tầm nhìn hấp dẫn sẽ cung cấp nền tảng cho leader. Đó khả năng thúc đẩy và truyền nguồn cảm hứng đến cho mọi người giúp cho kế hoạch cụ thể được vạch ra có hiệu quả tốt nhất.

 

Người Leader cần phải đảm bảo được các công việc cần thiết được triển khai đúng mục tiêu. Hoặc có thể thông qua đội ngũ quản lý, phụ trách nhiệm vụ này. Qua đó mục tiêu được chia nhỏ ra thành ngắn hạn và dài hạn. Cũng như phân bổ nhiệm vụ cho từng tổ chức. Việc này có thể giúp các mục tiêu cá nhân được gắn kết với mục tiêu của toàn đội. Hệ thống này sẽ được kiểm tra thông qua mô hình quản lý làm việc KPls và BSC hay một số mô hình khác như Mbwa, nhằm đảm bảo được những gì nên xảy ra để biến nó thành kết quả tốt.

 

Có thể nói phát triển đội ngũ là hoạt động quan trọng nhất của người Leader để phát triển được đội ngũ thì điều đầu tiên các nhà Leader phải hiểu được tâm lý của đội ngũ. Những nhà Leader cần phải đảm bảo được các thành viên trong đội ngũ có được những kỹ năng cần thiết.

 

Leader – Vai trò “Đầu sóng ngọn gió”

 

Leader đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ một tổ chức nào đó. Ngược lại, người lãnh đạo không có tố chất để quản lý thì tổ chức đó không thể hoạt động hiệu quả. Chính vì thế, Leader càng trở nên cần thiết để kiểm soát các thành viên trong nhóm.

 

Đó là người truyền đạt các kế hoạch công việc cho cấp dưới. Từ đó, nhân viên trong tổ chức sẽ thực hiện những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, họ còn có vai trò khích lệ nhân viên trong công việc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho team.

 

Không dừng lại ở đó, nhà lãnh đạo còn hướng dẫn cấp dưới nhằm giúp nhân viên của mình phải thực hiện công việc một cách hiệu quả. Nhờ đó tin thần làm việc của các nhân viên được nâng lên. Từ đó, xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả cho các thành viên trong tổ chức.

 

Leader – Những đặc điểm hình thành sự thành công tới tổ chức

 

Trung thực, liêm chính - Để trở thành một Leader tốt thì không thể bỏ qua là tính trung thực và liêm chính. Hai yếu tố này cực kỳ quan trọng và bắt buộc phải có ở người lãnh đạo. Bởi bạn không thể chờ nhân viên làm việc và sống trung thực trong khi chính bản thân bạn lại không có những phẩm chất đó. Hầu hết, những nhà lãnh đạo thành công phải biết cách gắn chặt các giá trị này.

 

Tự tin - Để trở thành một Leader giỏi, yếu tố tự tin luôn cần thiết. Nếu bạn tự tin thì mới truyền lại tinh thần đó cho nhân viên của mình. Ngược lại, bạn không chắc chắn về những quyết định của mình, nhân viên cấp dưới của bạn sẽ không theo lệnh của bạn đưa ra. Do đó, một Leader giỏi bắt buộc họ phải tự tin và luôn thể hiện sự quyết đoán để truyền đạt với cấp dưới của mình.

 

Truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới - Để thuyết phục người khác tin tưởng và đi theo mình lâu dài thì nhà lãnh đạo phải truyền cảm hứng cho họ bằng cách thiết lập những điều tốt đẹp. Thể hiện ở chỗ, khi nhân viên gặp khó khăn và tìm đến bạn, bạn sẽ phải ứng như thế nào? Nếu bạn xử lý vấn đề này tốt, họ sẽ theo bạn. Chính vì vậy, một nhà lãnh đạo, bạn nên có những suy nghĩ tích cực thông qua hành động của mình.

 

Khả năng truyền đạt tốt - Để nhân viên của bạn hoàn thành tốt công việc bạn giao bắt buộc phải truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Nếu bạn không làm tốt được điều này chắc chắn bạn sẽ không trở thành người lãnh đạo giỏi. Những từ ngữ của bạn phải thúc đẩy được họ phải thật thuyết phục thì họ mới tin tưởng và làm theo những bạn nói.

 

Leader – Làm việc với những con số “biết nói”

 

“Là CEO nếu không biết cách làm chủ con số thì đừng bao giờ trở thành CEO” – Cô Quyên tâm sự. Có thể thấy vai trò của các con số “biết nói” trong doanh nghiệp. Thực tế là như vậy, khi mà chúng ta đều hiểu bản chất của kinh doanh là chuyển đổi trạng thái của tiền. Công thức ai cũng thuộc làu: Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận, và tất cả đều thể hiện ở bức tranh tài chính, bức tranh số liệu. Người Leader để có tầm nhìn đi sát mục tiêu thì lại càng phải hiểu rõ về bức tranh này nhằm đưa ra định hướng chính xác cho “Con tàu doanh nghiệp” băng băng tiến thẳng mục tiêu.

 

“Rất nhiều CEO, người lãnh đạo trong tổ chức, các doanh nghiệp SMEs họ vẫn quản trị bằng “niềm tin”, họ chưa đánh giá cao về công tác kế toán - tài chính khiến cho doanh nghiệp của mình khi nhỏ thì sống, nhưng các phát triển thì càng rủi ro hay có thể nói đấy là điểm “trí mạng” trong doanh nghiệp. Cô hay dùng câu “Sự rơi tiền trong doanh nghiệp””- Cô Quyên nói thêm. Cô luôn đau đáu nỗi đau này với doanh nghiệp, những điều đáng tiếc này đáng lẽ là sẽ không xuất hiện khi các Leader-CEO chau chuốt và quan tâm đến nó.

 

Leader ngoài có một tầm nhìn hướng “con tàu ra biển lớn”, còn phải có góc nhìn thực tế khách quan, nhìn nhận thực tế và đánh giá đúng với nguồn lực của tổ chức. Với những thông tin về Leader là gì chắc chắn đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Vậy còn chần gì nữa, nếu bạn muốn trở thành một Leader giỏi quản lý nhân viên của mình một cách hiệu quả thì hãy thay đổi và phát triển bản thân mình để kịp với thời đại mới nhé!

Xem thêm bài viết về khởi nghiệp tại: >>>https://vinipr.vn/khoi-nghiep