Nền ẩm thực của đất nước mặt trời mọc trước giờ vẫn luôn nổi tiếng và thu hút đông đảo khách du lịch trên khắp thế giới, ai cũng ít nhất một lần ước mơ được sang tận mắt ngắm nhìn phong cảnh và tận hưởng nền văn hóa cùng ẩm thực Nhật Bản, điều gì khiến đất nước này mang nhiều sức hút đến vậy?

Nền ẩm thực được Liên Hợp Quốc công nhận mang ý nghĩa văn hóa của một quốc gia

UNESCO – Tổ chức văn hóa của Liên Hợp Quốc đã công nhận các món ăn truyền thống của Nhật Bản là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào tháng 12/2013.

Chỉ duy nhất 4 quốc gia trên toàn thế giới được công nhận danh hiệu này. Trong đó Nhật Bản chỉ đứng sau Pháp, sau đó là Hàn Quốc và Mexico.

hình ảnh

Thức ăn được chế biến bằng nguyên liệu và gia vị theo mùa

Đối với người Nhật Bản, thức ăn không đơn thuần chỉ là làm cho xong, ngon là được, mà phải chỉnh chu và tinh tế từ khâu chuẩn bị, tiến hành chế biến cho đến trình bày.

Các đầu bếp Nhật Bản luôn tìm tòi, hỏi hỏi và chọn lựa các thành phần nguyên liệu đặc trưng theo từng mừa trong năm, tất nhiên những thành phần này phải tươi, sạch và bổ dưỡng cho người dùng.

Ví dụ, vào mùa xuân, người Nhật thường dùng những thức ăn có vị đắng nhẹ, hương vị đặc trưng vào thời điểm này của người Nhật, ngoài ra, cá Shirouo trong suốt, bánh sakura mochi và gạo anh đào cũng là nguyên liệu được ưa chuộng vào mùa xuân của người dân xứ Phù Tang.

hình ảnh

Vào mùa hè, họ thường chọn những món ăn giải nhiệt, tươi mát, điển hình như các món ăn từ lươn, hải sản, cá ayu, rau, hoa quả,…

Mùa thu chính là mùa lên ngôi của những loại nấm Shiitake - Vua của các loại nấm, người Nhật thường dùng những loại nấm này để ủ với giấm và muối cùng với mỳ soba để dự trữ thức ăn cho mùa đông lạnh giá.

Chắc hẳn không chỉ ở Nhật, mà ở các quốc gia khác thì mùa đông chính là “mùa hoàng kim” của các loại lẩu. Người Nhật thường dùng mỳ Toshikoshi dạng sợi dài cùng với nồi lẩu nóng hổi thơm ngon để ủ ấm cơ thể cùng hi vọng, sợi mì càng dài thì sức khỏe, tuổi thọ của họ cũng sẽ được kéo dài và dồi dào hơn trong năm mới.

hình ảnh

Sự đơn giản là yếu tố hàng đầu

Đối với người dân xứ hoa anh đào, sự chuyên nghiệp và tinh tế của người đầu bếp đó là sử dụng các nguyên liệu, gia vị thượng hạng, thông qua càng ít công đoạn chế biến càng tốt để giữ được nguyên vẹn màu sắc, hương vị và bản chất vốn có của món ăn.

hình ảnh

Người Nhật rất ít sử dụng tỏi, ớt và dầu

Đa số các thực phẩm của người Nhật đều được sấy khô, hấp, luộc hoặc ăn sống, càng ít gia vị càng tốt. Nổi bật phải nói đến Umami – Một món ăn đặc trưng của Nhật Bản, được nêm nếm và chế biến bằng miso, nước tương, nấm và rong biển. Kể cả những món chiên rán như Tempura thì cũng chỉ gồm một lớp bột rất mỏng, thấm rất ít dầu để hạn chế lượng tinh bột, cholesterol,… không tốt cho người dùng.

hình ảnh

Nhưng lại rất đa dạng về gia vị dùng kèm

Để gia tăng vị đối nghịch về mùi vị, tôn lên vị độc đáo của món ăn, người Nhật sử dụng tối giản gia vị vào món ăn để giữ nguyên mùi vị nguyên thủy nhưng lại rất phong phú về các nước chấm đi kèm với món ăn.

Ví dụ, một món ăn bình thường, đơn giản của Nhật sẽ đi kèm với các loại nước chấm như nước chấm nhạt, cam quýt, miso, mù tạt, dưa chuột muối và nước tương.

hình ảnh

Có vẻ ít nhưng lại rất nhiều

Mỗi món ăn của người Nhật được bày biện ra từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, thể nên nhìn vào rất gọn gàng, đẹp mắt, nhưng có thể khiến bạn nghĩ rằng: “Ít thế nhỉ, làm sao no được”, nhưng bạn sai rồi nhé, tuy được phục vụ với số lượng nhỏ để tránh làm bạn chán ngán nhựng lại bao gồm rất nhiều món, đủ khiến bạn no quay sau khi nhập tiệc.

hình ảnh

Bát đĩa cũng phải được chọn lựa kỹ càng

Trong khi ẩm thực các nước phương Tây chú trọng việc sử dụng đồng điệu màu sắc bát đĩa thì ở đất nước mặt trời mọc, họ lại ưa chuộng các vật dụng đa dạng mẫu mã, hình dạng, màu sắc và hoa văn.

Vật liệu yêu thích của họ là gốm, sứ và sơn mài, vừa dân dã, tinh tế, đơn giản nhưng phải hài hòa với món ăn và tôn lên thẩm mỹ của việc trình bày bữa ăn.

hình ảnh

Nhật Bản là nơi thử thách và tôn vinh đầu bếp, phụ bếp tài giỏi, tinh tế

Các bạn có thể thấy, những người đầu bếp đến từ Nhật Bản luôn được đào tạo, học tập và trải qua nhiều năm kinh nghiệm mới có thể cầm dao chế biến món ăn cho thực khách.

Đơn giản như trong một nhà hàng sushi chính thống, các đầu bếp thực tập hoặc các phụ bếp phải trải qua khoảng 10 năm phục vụ, nấu cơm, hoặc phụ bếp mới có thể được phép chạm vào các loại thịt, cá, hải sản,… Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này họ vẫn nhận được mức lương khá cao đấy.

hình ảnh

Mong là bài viết của mình đem lại chút thú vị trong ngày cho bạn. Cảm ơn bạn đã xem bài viết của mình ♥

Nguồn: Hoovada Việt Nam