Là một trong số ít kiến trúc Gothic được xây dựng tại Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) trở thành địa điểm tham quan thu hút du khách và cả giới nghiên cứu. Những đường nét tinh tế của nhà thờ có tuổi đời hơn trăm năm này sẽ khiến nhiều người kinh ngạc. 

Ảnh hưởng của kiến trúc Gothic tại Việt Nam.

công trình gothic ở Việt Nam Các công trình Gothic theo dấu chân người Pháp đến Việt Nam

Phong cách Gothic và đặc biệt là Gothic Pháp tuy xuất hiện khá muộn tại Việt Nam nhưng lại có nhiều ảnh hưởng sâu rộng. Trong đó nổi bật nhất là các công trình kiến trúc nhà thờ tại các thành phố lớn như Sài Gòn hay Hà Nội. Nhiều công trình vẫn còn đứng vững với thời gian và trở thành các di tích nổi tiếng như: Nhà thờ Đức Bà (TPHCM), Nhà thờ Lớn (Hà Nội), Nhà thờ Đá (Sapa, Lào Cai)... 

Những nhà thờ này đa số được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20… Mang nhiều đường nét của kiến trúc Gothic nhưng lại pha trộn nhiều phong cách khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều yếu tố Việt Nam trong các công trình này như màu sắc, vật liệu hay họa tiết trang trí. Đây được xem như sự thích nghi để hòa hợp cùng văn hóa cũng như khí hậu bản địa.

Nhà thờ Mằng Lăng, kiến trúc Gothic độc đáo tại Phú Yên.

Nhà thờ Mằng Lăng Nhà thờ Mằng Lăng với tuổi đời hơn 100 năm

Được linh mục người Pháp Joseph de La Cassagne xây dựng vào năm 1892, nhà thờ Mằng Lăng là một trong số ít những nhà thờ cổ trên trăm tuổi tại miền Trung, Việt Nam. Ngày nay công trình kiến trúc Gothic này trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Phú Yên và cả khu vực Nam Trung Bộ.

Sở dĩ có tên gọi là Mằng Lăng bởi vì cách đây hàng trăm năm nơi đây chính là một khu rừng, với những cây mằng lăng rộp bóng. Lời cây này có lá cây hình bầu dục, hoa màu hồng pha chút sắc tím mọc thành chùm rất đẹp. Sau khi nhà thờ được dựng nên thì người dân xung quanh dùng tên cây này để gọi, dần dà rồi thành quen.

Tuy có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các công trình nhà thờ Gothic khác nhưng nhà thờ Mằng Lăng lại sở hữu một không gian thoáng mát với nhiều cây xanh. Đặc biệt đây còn là nơi lưu giữ quyển sách đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ còn lại cho đến ngày nay. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thu hút du khách đến đây hành hương và tham quan.

Các đường nét Gothic vẫn vẹn nguyên hơn 100 năm.

Nhà thờ Mằng Lăng - dấu ấn kiến trúc Gothic giữa lòng Trung bộ.

Đứng từ xa chúng ta đã có thể thấy được hình thái kiến trúc Gothic ẩn hiện của nhà thờ Mằng Lăng. Mặt trước công trình được chia thành 3 phần điển hình của phong cách Gothic. Màu sơn trắng tinh khôi sau nhiều năm dần nhường chỗ cho rêu phong, càng làm tăng thêm nét cổ kính của nhà thờ. 

dấu ấn kiến trúc Gothic giữa lòng Trung bộ.

Giáo xứ Mằng Lăng sở hữu 2 tháp chuông vươn cao vững chãi. Được trang trí các họa tiết hoa văn mỹ thuật đậm chất cổ điển Pháp. Tuy không to lớn nhưng lại đầy tính nghệ thuật và tinh tế. Các ô cửa vòm với chóp nhọn điển hình cho kiến trúc Gothic cũng là điều dễ dàng bắt gặp ở công trình này.

mang lang church

Nhà thờ Mằng Lăng - dấu ấn kiến trúc Gothic giữa lòng Trung bộ.

Hai 2 hành lang dài bên hông nhà thờ được tạo tác hình búp măng cách điệu vô cùng đặc sắc. Vẻ cổ kính của công trình càng tăng thêm gấp bội nhờ vào không gian yên tĩnh thanh bình của khuôn viên hơn 5000 mét vuông.

Nhà thờ Mằng Lăng

Một điều khá đáng tiếc là nhiều hạng mục công trình tại đây đã thay đổi do tác động thời tiết. Trong đó phải kể đến phần trần thánh đường với kiểu mái vòm Gothic đặc trưng nay đã không còn nữa. Đây chính là hậu quả do cơn bão năm 1924 gây ra, nay được thay thế bằng trần gỗ phẳng.

Nhà thờ Mằng Lăng - dấu ấn kiến trúc Gothic giữa lòng Trung bộ. Nhà thờ Mằng Lăng - dấu ấn kiến trúc Gothic giữa lòng Trung bộ.

Tuy nhiên không gian thánh đường vẫn còn nhiều di sản quý giá của kiến trúc Gothic như: hệ thống cột mảnh được trang trí công phu hay các ô cửa kính màu đặc trưng thường thấy trong các nhà thờ thế kỷ 19…Ngoài ra khu vực này còn sở hữu bia đá ghi lại lịch sử nhà thờ hoàn toàn bằng tiếng Pháo vô cùng quý giá.

Nhà thờ Mằng Lăng, công trình kiến trúc trăm tuổi cần được trân trọng.

Nhà thờ Mằng Lăng

Khi đến đây bạn đừng quên ghé thăm “Hang thánh đường” nơi lưu giữ một số hiện vật quý như: cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên "Phép giảng tám ngày" của linh mục Alexandre de Rhode (còn gọi là cha Đắc Lộ) in năm 1651 tại Rome, Ý; hay bộ bàn ghế mặt tròn làm từ gỗ Mằng Lăng từ thuở vừa xây dựng có đường kính lên đến 1,5 m…

Có thể nói nhà thờ Mằng Lăng không chỉ mang trong mình những giá trị vô cùng quý giá. Đặc biệt là dấu ấn kiến trúc Gothic độc đáo, cần được quan tâm và bảo tồn. Không những vậy đây còn là những “giá trị đẹp” nên được giới thiệu nhiều hơn. Mong rằng trong thời gian sắp tới nhà thờ Mằng Lăng nói riêng và Phú Yên nói chung sẽ trở thành địa điểm “Hot” trên bản đồ du lịch cả trong và ngoài nước.

Tham khảo thêm: Những dự án Phú Long thiết kế, thi công.