Chuột rút ở người già gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, đặc biệt là chuột rút ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ sức. Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi và 1/2 người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút vào ban đêm. Trong đó, có nhiều người già bị chuột rút 3 lần/ tuần, thậm chí có người ngày nào cũng bị.


Khi bị chuột rút, đặc biệt là ban đêm thì người cao tuổi nên duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân. Khi mới áp dụng có thể thấy cơn đau tăng lên, nhưng đừng lo vì ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống bởi lúc này các cơ hết co thắt và máu đã lại được lưu thông trở lại.


Sau khi hiện tượng chuột rút qua đi, người cao tuổi khoan hẵng đi ngủ tiếp mà hãy xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để cho máu hoạt động lưu thông trở lại tránh trường hợp tái diễn. Có thể dùng thêmcác loại dầu làm nóng da và cơ hoặc chườm lạnh bằng túi đá. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân để đảm bảo máu đã lưu thông tốt.

Triệu chứng chuột rút chân ban đêm, nguyên nhân và cách chữa trị


Để phòng tránh chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm thì người cao tuổi nên tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông khí huyết bằng các môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần, đạp xe tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ. Quan trọng nhất là là phải nạp đủ nước và ăn nhiều rau trong các bữa chính.


Sau mỗi bữa ăn, người cao tuổi nên bổ sung thêm các loại hoa quả như chuối, nho, cam, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê,…để cơ thể có đầy đủ chất.