Sai lầm trong ăn uống dễ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, nhiễm sán lá gan, sán lá phổi do... ăn tôm, cua, ốc nướng.





Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá phổi có mặt ở hầu hết mọi nơi, đặc biệt ở những nơi có tập quán ăn cua, tôm nướng, gỏi tôm.



Sai lầm trong ăn uống dẫn đến một số bệnh tật nguy hiểm, tập quán ăn tôm cua chưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, gỏi tôm, ăn cua nướng, ăn gạch cua sống, ăn mắm cua, uống nước cua sống đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi.





Sai lầm trong ăn uống dễ dẫn đến nhiễm khuẩn gây bệnh sán lá phổi


Sán lá phổi (Paragonimus) là một loại ký sinh trùng thuộc lớp sán lá (Trematoda), ngành phụ sán dẹt (Plathelminthes) và nằm trong ngành đa bào Metazoa Trong 40 loài sán lá phổi có trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani, còn ở Việt Nam loài gây bệnh hay gặp là P. heterotremus.



Khi con người hay súc vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột (ấu trùng thoát nang ở tá tràng), xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào nhu mô phổi rồi làm tổ ở đó, một số ít cư trú tại tim, phúc mạc, gan, thận, dưới da, ruột, não.



Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh của bệnh sán lá phổi có mặt ở hầu hết mọi nơi, nhưng ở những nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng... (chưa đảm bảo độ chín để diệt sán) hoặc ăn gỏi tôm, cua, ăn gạch cua sống, uống nước cua sống để chữa bệnh... thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh cao hơn hẳn.



Những cơ quan trong cơ thể sán lá phổi có thể sinh sống



Tại phổi. Người mắc bệnh do ăn cua hoặc tôm chưa nấu chín có chứa kí sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng nang metacercaria. Sau khi ăn, metacercaria tới phổi và gây bệnh ở phổi. Lúc đầu xung quanh sán thâm nhiễm bạch cầu ái toan và trung tính, sau đó là bạch cầu đơn nhân.



Xuất hiện hoại tử khu trú nhu mô phổi, sau đó hình thành nang xơ bao quanh sán trưởng thành. Sau khi nhiễm 7-8 tuần, sán trưởng thành hoàn toàn bắt đầu đẻ trứng ở trong nang. Nang này có thể lớn lên và vỡ, thường là vỡ vào tiểu phế quản.



Tại một số cơ quan khác. Sau khi metacercaria đã thoát vỏ tại tá tràng để di chuyển đến các cơ quan nội tạng và phát triển thành sán non, trong quá trình đó chúng có thể di trú từ khoang màng bụng đến các cơ quan khác ngoài phổi hoặc từ phổi tới các cơ quan khác và chúng có thể tạo nang và đẻ trứng tại vị trí ngoài phổi.



Trứng của sán trưởng thành sống trong phổi đi vào hệ tuần hoàn và được đưa đến các vùng phía xa của cơ thể. Đồng thời, trứng và sán chưa trưởng thành ở các vị trí lạc chỗ có thể gây phản ứng viêm, dẫn đến hình thành nang, áp-xe, u hạt, theo báo VnMedia.



Điều trị tích cực người bị bệnh, quản lý chặt chẽ và xử lý tốt đờm, phân do người bệnh thải ra để ngăn chặn mầm bệnh lây lan cho cộng đồng, tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động người dân tuyệt đối không ăn tôm, cua nước ngọt còn sống, nướng hoặc chưa được nấu chín. Khi có biểu hiện bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị và tư vấn kịp thời.


Nguồn: Vnmedia


Xin mời xem thêm:


http://www.webtretho.com/forum/f113/cu-dem-dang-doi-mat-voi-nguy-co-benh-mat-va-mu-loa-cao-2219414/


http://www.webtretho.com/forum/f113/mua-thi-cac-me-nen-cho-con-an-loai-trai-cay-nay-vi-no-con-tot-gap-tram-lan-thuoc-bo-giup-tang-tri-nho-2258602/


http://www.webtretho.com/forum/f113/ba-me-hai-con-bi-thung-da-day-vi-thuong-xuyen-an-sang-bang-mot-loai-thuc-pham-yeu-thich-2258107/