Đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và ung thư. Xuất phát từ chế độ sống và ăn uống không lành mạnh, bệnh đau dạ dày ngày càng xuất hiện ở nhiều người trẻ với cường độ làm việc cao. Vậy người mắc căn bệnh này thì cần có những lưu ý gì?


Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý


Khi bị đau dạ dày, bạn nên chọn những thực phẩm có tác dụng bảo vệ ở niêm mạc dạ dày, chống oxy hóa cao như sữa, trứng, mật ong, bông cải xanh, cà rốt, củ nghệ,…Ngoài ra, trong thực đơn ăn uống cần thêm các thực phẩm có tính trung hòa acid, giảm tiết dịch dạ dày như bánh mỳ, khoai lang, cháo,…


Việc bổ sung những loại rau, củ màu xanh đậm, trái cây sặc sỡ giàu vitamin A, D, B giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu Probiotic như sữa chua, Kefir,…cũng có thể khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.


Chế biến món ăn đúng cách


Các chuyên gia khuyên rằng người bị đau dạ dày thì tốt nhất nên dùng các món ăn được chế biến theo các cách đơn giản như luộc, hấp, chưng, hầm,…và hạn chế tối đa các món ăn có nhiều dầu mỡ, chiên, rán để tránh hiện tượng dạ dày co bóp quá mức, từ đó làm giảm các cơn đau.

hình ảnh

Chia nhỏ bữa ăn


Hầu hết những người bị đau dạ dày sẽ phải chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày luôn có thức ăn trung hòa dịch vị. Bởi nếu ăn quá nhiều cùng một lúc thì dạ dày sẽ không thể tiêu hóa hết khối lượng thức ăn nạp vào. Ngoài ra, khi bạn ăn quá no thì dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid, gây kích thích niêm mạc.


Ăn uống đúng giờ


Điều quan trọng nhất khi bị bệnh đau dạ dày chính là phải ăn uống đúng giờ vào các thời điểm nhất định trong ngày. Vì chỉ cần bụng đói, dạ dày sẽ tiết dịch vị và gây kích thích niêm mạc, tăng co bóp từ đó sẽ làm tăng các cơn đau.