Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có biểu hiện đầu tiên là ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ có thể kèm theo nôn trớ, bỏ bú thở khò khè. Nếu trẻ không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn dẫn tới khó điều trị và nhanh tái phát. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu các biện pháp xử trí và dấu hiệu viêm phế quản thường gặp ở trẻ.

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm niêm mạc đường dẫn khí, thường xảy ra ở đường hô hấp dưới (thường gọi là bệnh sưng cuống phổi). Viêm phế quản chưa xuống phổi mà chỉ dừng lại ở mức độ viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản. Với biểu hiện đầu tiên là ho.

Viêm phế quản được chia làm 2 dạng:

  • Viêm phế quản cấp tính: thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân chủ yếu là do virus, có thể kéo dài từ 10-14 ngày và gây ra các triệu chứng trong 3 tuần. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, thời điểm giao mùa,…
  • Viêm phế quản mạn tính: là tình trạng ho có đờm, kéo dài ít nhất 3 tháng trong năm và kéo dài trong 2 năm liên tiếp. Ho có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh tật, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất kích thích khác trong không khí.

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm niêm mạc đường dẫn khí, thường xảy ra ở đường hô hấp dưới (thường gọi là bệnh sưng cuống phổi)

2. Triệu chứng bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhất là thời điểm giao mùa. Bệnh này rất dễ nhầm lẫn với hen phế quản, viêm họng do đó nên mẹ cần nắm rõ triệu chứng của viêm phế quản để nhầm lẫn với các bệnh khác.

Dưới đây là 11 dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, mẹ không được bỏ qua:

2.1. Ho là dấu hiệu đầu tiên của viêm phế quản

Ho khan

Ho khan là triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng ho không có đờm và chất nhầy kèm theo nhưng rất khó kiểm soát.

  • Trẻ ho khan do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi thay đổi nhiệt độ về chiều tối và ban đêm, đôi khi kèm theo triệu chứng thở khò khè.
  • Trẻ thường ho theo cơn, ho dữ dội và liên tục, đôi khi thở mệt và thiếu hơi.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho khan là: trẻ bị cảm lạnh, dị ứng, hít phải khói thuốc lá,…

Ho có đờm

Trẻ ho có đờm đây là biểu hiện dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu trắng, màu xanh, màu vàng hoặc đục như mủ.

Qua dịch đờm của trẻ, mẹ có thể phân biệt được trẻ bị viêm phế quản do virus hay vi khuẩn. Nếu do virus thì đờm có màu trắng trong, còn đờm có màu vàng, xanh hoặc đục như mủ đây là dấu hiệu trẻ đang nhiễm khuẩn và cần được điều trị bằng kháng sinh.

Ho dai dẳng kéo dài

Trẻ ho dai dẳng mãi không khỏi có thể do viêm phế quản mạn tính gây khó thở, sung huyết, tăng tiết dịch hô hấp,…

Ho dai dẳng kéo dài liên tục trên 4 tuần, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Ho là triệu chứng đầu tiên khi bị viêm phế quản và cũng là triệu chứng đặc trưng nhất bao gồm: ho khan, kho có đờm, ho dai dẳng kéo dài

2.2. Cổ họng đau rát

Khi trẻ ho kéo dài sẽ kèm theo cổ họng đau rát dẫn tới trẻ sơ sinh khó nuốt khi uống sữa, uống nước và hay chảy nước bọt.

Nguyên do chủ yếu là trẻ bị viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh hoặc do trẻ ho quá nhiều.

2.3. Nôn trớ sau khi bú mẹ

non trớ ở trẻ

Viêm phế quản gây nên tình trạng sưng, viêm gây khó chịu, đau rát họng, trẻ hay ho,…Vì vậy, khi trẻ bú mẹ sẽ khiến cho trẻ nôn trớ ra ngay.

2.4. Sổ mũi, nghẹt mũi

Do bên trong khoang mũi của trẻ sơ sinh chứa quá nhiều dịch đặc làm cho đường thở của trẻ bị tắc nghẽn dẫn tới sổ mũi và nghẹt mũi. Thường gặp ở trẻ sơ sinh bị viêm phế quản do cảm lạnh, cảm cúm.

2.5. Cơ thể mệt mỏi, đau nhức

Trẻ có thể mệt mỏi, đau nhức dẫn tới trẻ hay bỏ bú, chán ăn, không muốn chơi,…Nguyên nhân là do trẻ ho nhiều, sốt cao và khó thở.

Cơ ngực và cơ bụng đau: Khi trẻ ho thì cơ ngực và cơ bụng cũng co lại để đẩy khí trong phổi ra ngoài. Nếu trẻ ho quá nhiều và quá lâu dẫn tới hiện tượng co thắt xảy ra nhiều hơn. Hậu quả là trẻ sơ sinh sẽ bị đau cơ ngực và cơ bụng đau.

Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: 11 triệu chứng điển hình (imiale.com)