Hăm tã là bệnh hay xảy ra ở trẻ trong thời gian sử dụng tã lót. Bệnh gây ra tình trạng viêm da ở vùng mặc tã, cùng với tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trị hăm tã cho bé trai đơn giản, hiệu quả nhất.

hình ảnh

I. Nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở bé trai


Hăm tã hay còn được gọi là viêm da tã lót, là tình trạng vùng da mặc tã bị viêm. Khi bị hăm tã bé sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân gây ra hăm tã có thể kể đến như:


1. Vùng da mặc tã bị ẩm

  • Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm tã cho bé. Mồ hôi, nước tiểu hay phân sẽ là môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển, gây khó chịu cho da và gây ra hăm tã. Kể cả khi các mẹ có dùng loại tã thấm hút tốt, quấn tã kín và sạch sẽ thì nguy cơ bé bị hăm tã vẫn có thể xảy ra.

2. Nhiễm vi khuẩn, virus

  • Vùng da quấn tã dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có điều kiện phát triển. Vi khuẩn, virus sẽ gây tình trạng viêm da, nếu không được điều trị có thể gây nhiễm khuẩn nặng.

3. Cơ địa dị ứng

  • Một số bé cơ địa da dễ dị ứng cũng dễ bị hăm tã. Khi thời tiết thay đổi, chất liệu của tã thô ráp hay các loại xà phòng tắm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm tã. 

4. Dùng tã, khăn ướt chất liệu không phù hợp

  • Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tã với chất liệu khác nhau. Một số sản phẩm tã hay khăn ướt có chất liệu hay chất tạo mùi thơm có thể gây kích ứng cho trẻ có cơ địa mẫn cảm.
  • Ngoài ra, một số trường hợp khác như tiêu chảy kéo dài, trẻ phải sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra hăm tã.

II. Khi bị hăm tã bé trai có những dấu hiệu gì?


Khi bị hăm tã, bé có những dấu hiệu sau:

  • Vùng da quấn tã nổi lên các mẩn đỏ, nhất là ở vùng sinh dục, mông và phần đùi.
  • Da vùng này nóng hơn các vùng da khác, có thể khô hoặc hơi ướt.
  • Da của bé bị tổn thương, gây đau và ngứa. Cảm giác ngứa sẽ làm bé quấy khóc, chán ăn và ngủ không ngon giấc.Nếu tình trạng hăm tã không được điều trị khỏi, lâu ngày tình trạng hăm tã sẽ nặng thêm. Vi khuẩn, nấm cơ hội sẽ xâm nhập và gây bệnh cho bé. Vùng da bị hăm tã sẽ xuất hiện các nốt mụn nhọt hay lở loét do nhiễm khuẩn nặng hơn. Bên cạnh đó trẻ có thể kèm theo sốt, tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

II. Cách trị hăm tã cho bé trai các mẹ cần biết


Để trị hăm tã cho bé trai một cách hiệu quả, vùng da bị hăm tã cần được sát khuẩn mỗi ngày. Ngoài ra, bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, những tổn thương trên da mau chóng lành lại.


1. Sát khuẩn da


2. Bôi kem dưỡng ẩm


IV. Phụ huynh cần làm gì để tránh cho trẻ bị hăm tã trở lại?


Hăm tã là bệnh khá thường gặp ở trẻ trong giai đoạn mặc tã. Hiện nay tã lót rất tiện dụng và được sử dụng rất nhiều. Vậy làm thế nào để bé vừa có thể mặc tã, vừa tránh cho bé không bị hăm tã?


1. Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày

  • Các mẹ cần lưu ý tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Hãy sử dụng các loại sữa tắm,.xà phòng tắm có thành phần dịu cho da trẻ em sau khi đi vệ sinh, thay tã.
  • Trước khi thay tã cho bé, phụ huynh cũng cần rửa sạch tay bằng xà phòng,.tránh lây nhiễm vi khuẩn trong quá trình vệ sinh. 

2. Sử dụng các loại tã chất lượng

  • Các loại tã chất lượng kém rất dễ gây ra tình trạng hăm tã cho bé. Hãy sử dụng những loại tã chất liệu vải mềm mại, không chứa các chất tạo mùi thơm và ít hoa chất để giúp vùng da quấn tã được an toàn nhất.

3. Giữ da luôn được khô thoáng 

  • Các mẹ hãy cố gắng hạn chế đóng tã, chỉ dùng tã khi thật cần thiết. Ngoài ra, hãy chọn những bộ quần áo rộng rãi,.thoáng mát cho bé mặc để giúp da bé được khô thoáng nhất.

Nguồn Dizigone.vn