Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi là lúc cơ thể dễ bị ốm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều này diễn ra thường xuyên khiến cho các mẹ lo lắng về sức khỏe của con trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa.

tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

1. Khoảng thời gian giao mùa trẻ hay ốm vặt mẹ cần biết

Giao mùa chính là lúc thời tiết thay đổi lớn nhất giữa các mùa trong năm. Ở Việt Nam, khí hậu ở mỗi vùng miền lại mang nét đặc trưng khác nhau. 

Miền Bắc và miền Trung Việt Nam có bốn khoảng thời gian giao mùa dễ làm trẻ ốm vặt:

  • Giao mùa xuân hè mặc dù thời tiết ấm lên nhưng có những đợt lạnh đột ngột. Đây là điều kiện thích hợp cho virus gây bệnh phát triển. Thời điểm này cũng là thời điểm dịch thủy đậu, tay chân miệng bùng phát mạnh.
  • Khi khí hậu chuyển từ mùa hè sang thu khiến cho không khí trở lên khô hanh, nhiệt độ chênh lệch cao giữa ngày và đêm.
  • Thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 là lúc tiết trời chuyển mùa từ thu sang đông, nhiệt độ thay đổi thất thường: sáng nắng hanh khô, chiều tối có thể mưa rải rác, ban đêm lạnh và sáng sớm có sương mù. Với đặc điểm khí hậu ấy, thu đông được xem là mùa bùng phát nhiều dịch bệnh ở trẻ em nhất, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa. 
  • Giao mùa đông xuân, nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm không ổn định. Đan xen những ngày lạnh khô là những ngày mưa ẩm. Thời điểm thuận lợi bùng phát dịch sởi, khiến trẻ dễ lây nhiễm.

Ở miền Nam chỉ có sự thay đổi rõ rệt của hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Vào thời điểm đó, ban ngày có thể nắng nóng nhưng đêm về nhiệt độ lại hạ xuống thấp. Trẻ dễ nhiễm một số loại virus phổ biến như virus cảm cúm, sởi, tay chân miệng.

Xem thêm8 yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ

2. Tại sao trẻ hay bị ốm trong lúc giao mùa

trẻ em hay ốm khi giao mùa

Theo các chuyên gia y tế, trung bình trẻ em thường mắc cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp từ 5 – 7 lần mỗi năm và những lần ốm này thường trong khoảng thời gian giao mùa. 

  • Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi tạo điều kiện cho các loại virus phát triển phổ biến nhất là Human Rhinovirus (HRV). Loại virus này gây ra tới 40% các ca cảm lạnh.
  • Trẻ em là những đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu.
  • Khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi thất thường cơ thể trẻ không kịp thích nghi, chưa đủ khả năng chống chọi với các tác nhân bên ngoài. Đối với những trẻ có sức đề kháng kém số lần nhiễm trùng đường hô hấp lên tới 8 – 12 lần.

Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt thời gian chuyển từ hè sang đông, từ ẩm sang khô và các đợt gió mùa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp của trẻ. Virus dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi.

Một số trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết có một vài biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ. Trẻ có thể bị bội nhiễm dẫn tới viêm mũi, viêm họng và viêm đường hô hấp dưới. Trẻ có thể bị nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.

Ví dụ như khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp, trẻ sốt quá cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt có thể dẫn đến mất nước và rối loạn chuyển hóa khác, nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tử vong.

3. Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa mẹ cần biết

Để trẻ tránh khỏi tình trạng thường xuyên ốm khi giao mùa, hệ miễn dịch của trẻ cần được khỏe mạnh. Dưới đây là một số cách giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ:

3.1. Cho trẻ bú sữa mẹ

Đặc biệt trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn vì trong sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và chứa cả kháng thể chống lại một số bệnh. Một số loại kháng thể tiêu biểu trong sữa mẹ là immunoglobulin (IgA – IgM IgG), lactoferrin, nhân tố nhị phân, IgA,  lactoferrin. Mỗi loại kháng thể mang vai trò, chức năng riêng với hệ miễn dịch của trẻ.

3.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo trẻ ăn đủ chất xơ

ăn nhiều chất xơ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng khi giao mùa

Chế độ ăn của trẻ nên được cân bằng đủ 4 nhóm chất cơ bản: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

Nhu cầu năng lượng của trẻ:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 100 – 200 Kcal/Kg/ngày
  • Trẻ lớn có cách tính: 1000 Kcal + 100 x tuổi. ( X là số tuổi).

Nhu cầu của trẻ

  • Chất bột đường 10 – 15gram /kg/ngày, 1 gram bằng 4 Kcal
  • Chất béo: 1gram cho 9 Kcal
  • Chất đạm: 1gram cho 4 Kcal

Bên cạnh đó, việc bổ sung chất xơ để tránh nhiễm trùng cho trẻ là vô cùng cần thiết. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sạch ruột và giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động ở mức tốt nhất. Một số loại rau củ giúp bổ sung chất xơ như: khoai lang, cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh, cải xoăn.

Xem thêm: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa - Mẹ nhất định phải đọc (imiale.com)