Để đảm bảo an toàn cho bé trước dịch bệnh, ngoài việc tích cực hướng dẫn con thực hiện những biện pháp phòng ngừa, bố mẹ cũng cần nắm rõ những nguyên tắc quan trọng để bản thân không trở thành nguồn lây nhiễm cho con.

Mẹ cần chú ý gì để không trở thành nguồn lây nhiễm cho con?

Trong gia đình, bố mẹ là người tiếp xúc gần với bé nhất, lại hay phải ra ngoài nên khả năng trở thành nguồn lây bệnh trực tiếp cho con trẻ sẽ rất cao. Vì thế, các bậc phụ huynh nên trang bị những kỹ năng cần thiết để chủ động đảm bảo an toàn cho bé.

Thứ nhất, khi đi ra ngoài bố mẹ cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh từ Bộ Y tế:

- Nếu buộc phải ra ngoài luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

- Nếu sử dụng khẩu trang y tế, bố mẹ nên đeo kín và ôm sát toàn bộ phần mũi miệng, không dùng tay đụng vào mặt trước khẩu trang. Sau khi sử dụng, hãy tháo phần dây đeo khẩu trang và cho vào thùng rác có nắp đậy, sau đó rửa tay ngay, tránh tái sử dụng nhiều lần. Nếu sử dụng khẩu trang vải, ngay sau khi về nhà bố mẹ cần giặt sạch khẩu trang sau đó đem sấy hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

- Tránh chạm tay vào mắt mũi miệng, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để giảm thiếu lây nhiễm cho con bằng cách lấy khăn giấy hoặc mu bàn tay sẽ giúp giảm thiểu sự lây lan các giọt bắn chứa virus gây bệnh. Sau đó bố mẹ cần vứt ngay khăn giấy và rửa tay sạch sẽ với xà phòng.

- Thực hiện khai báo y tế theo chỉ định; cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế.

Thứ hai, khi từ bên ngoài trở về nhà, bố mẹ cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay, súc miệng, tắm rửa và thay quần áo mới trước khi tiếp xúc với con. Bố mẹ nên hạn chế ôm ấp và hôn trẻ vì bệnh rất dễ lây lan qua đường giọt bắn. Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn cho con, không dùng chung chén, đũa, bàn chải, khăn... với trẻ cũng là điều vô cùng cần thiết.

hình ảnh

Bố mẹ nên cho trẻ dùng riêng chén đũa khi ăn

 (Ảnh minh họa, nguồn: Shutterstock)

Thứ ba, cả gia đình nên ưu tiên sử dụng rác thải sinh học để bảo vệ môi trường, tránh vi khuẩn sinh sôi tấn công hệ miễn dịch non nớt của trẻ, đặc biệt khi hệ tiêu hoá của bé vẫn còn chưa hoàn thiện.

Ngoài những điều trên, bố mẹ cũng nên chú trọng các vấn đề sau để con luôn khỏe mạnh:

- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, tay nắm cửa... thường xuyên

- Mẹ đang cho con bú cần ăn chín, uống sôi, bổ sung nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng như: quả mọng, rau, trái cây giàu vitamin C, E (sơ ri, cam, bưởi,...); Nấm, các loại đậu... Mẹ nên cho bé bú đủ, vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt là HMO. Đây là thành phần giúp nuôi dưỡng hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng mạnh mẽ cho trẻ nhỏ.

HMO- Dưỡng chất vàng giúp hệ miễn dịch của bé thêm vững vàng

Trong buổi livestream “Giúp mẹ nâng cao sức đề kháng và hệ tiêu hóa cho bé” của Similac, PGS.TS. BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ: HMO chiếm 8% trong sữa mẹ, là đại dưỡng chất nhiều thứ ba chỉ sau chất béo và carbohydrate (chất bột đường). Đây được coi là chất dinh dưỡng tự nhiên và cũng là món quà vô giá từ sữa mẹ giúp tạo nền tảng cho bé hình thành hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch khỏe mạnh.

HMO đảm nhận tận 3 vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé:

- Là prebiotics đặc biệt đóng vai trò thức ăn cho các vi khuẩn có lợi giúp nuôi dưỡng và phát triển hệ đường ruột của trẻ.

- Hoạt động như mồi nhử cho các tác nhân gây bệnh bám vào thay vì bám vào thụ thể của tế bào. Nếu không có HMO, vi khuẩn sẽ bám vào các thụ thể, sau đó xâm nhập vào trong tế bào gây nhiễm trùng và bệnh

- Được xem là dưỡng chất thiên nhiên và món quà vô giá từ sữa mẹ giúp bé hình thành hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch khỏe mạnh.

hình ảnh

Similac HMO là một trong những thương hiệu đầu tiên trên thế giới bổ sung thành công HMO - đại dưỡng chất nhiều thứ 3 có trong sữa mẹ giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho bé. Similac HMO sẵn sàng đồng hành cùng các bố mẹ trên hành trình xây dựng hệ miễn dịch đúng cách giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn.

Nguồn do Similac cung cấp.