Bệnh lý đường tiêu hóa thường rất hay gặp ở đối tượng trẻ em. Việc thực hiện xét nghiệm phân góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh. Chính vì vậy, các mẹ cùng tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm phân trẻ mang ý nghĩa đặc biệt nào thông qua bài viết này nhé.

hình ảnh

1. Khi nào trẻ cần làm xét nghiệm phân?

Xét nghiệm phân đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh lý về tiêu hóa ở trẻ. Bác sỹ thường chỉ định xét nghiệm phân trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng do những loại vi khuẩn, virus hoặc các loại ký sinh trùng xâm nhập hệ tiêu hóa.
  • Trẻ gặp phải một số rối loạn khi hấp thu đường, chất béo hoặc các chất dinh dưỡng khác.
  • Nghi ngờ bị chảy máu bên trong đường tiêu hóa.
  • Trẻ bị tiêu chảy, tình trạng này kéo dài hơn 2 ngày nhưng không có dấu hiệu giảm, đi ngoài nhiều lần và phân nhiều nước.
  • Ở trẻ mà phân có hiện tượng lẫn nhầy, có máu, trẻ đau và kêu khóc khi sờ nắn bụng. Trẻ nôn nhiều và rất khó để cho trẻ ăn uống.
  • Nếu thấy trẻ có dấu hiệu mất nhiều nước như mắt trũng, môi khô, da nhăn và đi tiểu ít, khóc nhiều nhưng không có nước mắt thì mẹ nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt, để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử trí đúng đắn.Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm phân

2. Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm phân

Trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định xét nghiệm phân như trên, việc đọc hiểu các chỉ số xét nghiệm sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều.

Trước tiên, trên mẫu phân ban đầu của trẻ, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ tình trạng phân như màu sắc, phân rắn hay lỏng, có nhầy và có mùi khác lạ hay không. Sự đánh giá tình trạng phân ban đầu cũng sẽ giúp bác sĩ định hướng về kết quả thu được.

2.1. Xét nghiệm phân về màu sắc

Bình thường, bilirubin (một chất màu xanh có trong muối mật) bị hydro hóa thành stercobilinogen màu vàng. Chất này lại tiếp tục đi theo ống tiêu hóa và bị oxy hóa thành stercobilin màu nâu. Hai phản ứng trên đều do tác động của vi khuẩn ờ đại tràng. Stercobilin có thể chuyển thành màu sẫm do tác dụng của không khí hoặc của các chất albuminoid khi lên men thối.

Đại tràng trẻ sơ sinh chưa có vi khuẩn nên phân giữ màu vàng của bilirubin và hơi xanh nếu bilirubin được chuyển thành biliverdin do vi khuẩn.

Phân trẻ có thể có các màu khác nhau do nhiều nguyên nhân, cụ thể như:

  • Màu ngả xanh: trong trường hợp phân vận chuyển qua đại tràng nhanh, bilirubin chưa kịp chuyển thành stercobilin, ra ngoài bị oxy hóa.
  • Vàng sẫm: khi ăn nhiều thịt và trong trường hợp mật tiết ra quá nhiều.
  • Trắng: do thiếu mật, trong bệnh có tắc mật
  • Đen: do chảy máu ở dạ dày, tá tràng, ruột hoặc khi uống thuốc có chất sắt, than hoạt và bismuth.
  • Đỏ: do chảy máu ở phần cuối đại tràng.

2.2. Xét nghiệm phân về độ đặc

Bình thường, phân hơi mềm và thành khuôn như hình ống. Lượng nước trong phân chiếm khoảng 78%, chất đặc là 22%.

Thể chất của phân:

  • Rắn: chất đặc >25%, phân táo.
  • Mềm, nát hoặc thành nước: chất đặc