Hăm tã nổi mụn thường gặp ở trẻ trong giai đoạn mặc tã.. Nếu không được chữa trị đúng cách, mụn có thể bị vỡ gây tổn thương nặng hơn cho bé. Bài viết này sẽ giúp cho các mẹ có được cách xử trí hiệu quả khi bé bị hăm tã nổi mụn.

hình ảnh

I. Nguyên nhân nào gây ra hăm tã?


Hăm tã gây ra tình trạng viêm da ở vùng quấn tã, một số trẻ còn bị nổi mụn nước rất dễ vỡ. Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh hăm tã nổi mụn:


1. Mồ hôi và độ ẩm vùng da quấn tã

  • Vùng da đeo tã nếu bị ẩm ướt lâu dài cũng là nguy cơ dẫn đến bé bị hăm tã. Do đó khi thời tiết nóng bức, khó chịu, bé bị đổ mồ hôi các mẹ cần lưu ý giữ cho bé được thông thoáng nhất có thể.
  • Phân và nước tiểu nếu lưu giữ ở tã quá lâu cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy phụ huynh cần chú ý kiểm tra và thay tã sớm sau khi bé đi tiểu hay đi ị.

2. Trẻ có cơ địa da nhạy cảm

  • Những trẻ da dễ bị kích ứng có nguy cơ bị hăm tã nổi mụn cao hơn những đứa trẻ khác. Khi có những tác nhân lạ tiếp xúc như chất liệu của tã không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng hăm tã.

3. Da bị nhiễm vi khuẩn, virus

  • Vi khuẩn, virus sẽ có cơ hội xâm nhập nếu da bé bị ẩm ướt bởi những yếu tố kể trên. Vùng da quấn tã sẽ bị viêm, thậm chí có thể bị nổi mụn và trở nặng nếu không được điều trị thích hợp.

4. Chất liệu tã không thích hợp

  • Những trẻ có cơ địa da dị ứng các mẹ cần lưu ý kỹ khi lựa chọn tã cho bé. Một số loại tã có những chất liệu hay chất tạo mùi thơm có thể gây dị ứng. Nếu sử dụng trong thời gian dài bé dễ bị hăm tã nổi mụn.
  • Những yếu tố khác như sử dụng kháng sinh điều trị bệnh kéo dài hay tiêu chảy cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã nổi mụn.

II. Dấu hiệu của bệnh hăm tã nổi mụn


Hăm tã nổi mụn thường tiến triển từ hăm tã thông thường khi không được điều trị đúng cách. Những dấu hiệu điển hình có thể như.

  • Vùng da đeo tã của bé bị đỏ rộp nhất là ở vùng bẹn, mông, háng hay bộ phận sinh dục.
  • Mụn li ti dần xuất hiện sau vài ngày nếu hăm tã không được trị khỏi.
  • Sau đó mụn li ti dần tiến triển thành mụn nước to hơn, dễ vỡ.
  • Khi vỡ những mụn nước này sẽ gây ra tình trạng viêm, loét vùng da đó và có thể lây lan sang các khu vực khác.

Khi bị hăm tã nổi mụn bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và biếng ăn. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây nguy hiểm.


III. Cách xử lý bệnh hăm tã nổi mụn nhanh chóng nhất


Để chữa hăm tã nổi mụn nhanh chóng nhất cho bé, các mẹ cần chú ý một số cách sau:


1. Sát khuẩn vùng da mang tã


2. Dưỡng ẩm vùng da bị hăm tã


III. Cách chăm sóc khi bé bị hăm tã nổi mụn


1. Chọn những loại tã chất liệu an toàn


Khi bé bị hăm tã, phụ huynh hãy chọn những loại tã chất liệu mềm mại,.không chứa các chất làm thơm thì càng tốt. Lưu ý không quấn tã quá chật và thay tã thường xuyên cho bé.


2. Cách vệ sinh hàng ngày


Tắm và rửa vệ sinh bằng nước ấm sẽ rất tốt cho bé bị hăm tã.


3. Đảm bảo da trẻ được khô thoáng


Khi bé bị hăm tã, các mẹ hãy cố gắng giữ cho da bé được khô thoáng.


Không quấn tã quá chật, mặc quần áo rộng rãi vừa giúp bé được thoải mái.

Nguồn Dizigone.vn