Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng biếng ăn rất hay gặp ở trẻ dưới 6 tuổi và đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, mẹ sẽ gặp những khoảng thời gian con có dấu hiệu chán ăn, không chịu nuốt thức ăn, thường xuyên quấy… Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trẻ có 5 mốc biếng ăn sinh lý hay gặp nhất, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để đồng hành cùng con vượt qua những giai đoạn này nhé.

biếng ăn sinh lý

1.Biếng ăn sinh lý: Nguyên nhân và biểu hiện

1.1. Nguyên nhân biếng ăn sinh lý ở trẻ

Theo mẹ, khi nào thì con được coi là biếng ăn, liệu có phải là khi lượng thức ăn con ăn được ít hơn so với mong đợi của mẹ và không chịu hợp tác với những món ăn mẹ chuẩn bị?

Để nhận biết biếng ăn sinh lý, các chuyên gia từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đưa ra định nghĩa sau: “Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn ọe khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30 phút thậm chí kéo dài hàng tiếng) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra”.

Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn, có thể phân thành 3 loại: Biếng ăn sinh lý – Biếng ăn bệnh lý – Biếng ăn tâm lý. Trong đó, ở trẻ nhỏ hay gặp nhất là biếng ăn sinh lý và bệnh lý, còn biếng ăn tâm lý hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Ở bài viết này sẽ giới thiệu với mẹ kỹ hơn về tình trạng biếng ăn sinh lý của trẻ.

1.2. Biểu hiện của trẻ biếng ăn

Con bị biếng ăn khi có những thay đổi lớn về thể chất và tinh thần, là khoảng thời gian con gặp “khủng hoảng” (Wonder Weeks) trong giai đoạn phát triển của mình. Trong giai đoạn này, những biểu hiện rõ nhất cho thấy con đang có dấu hiệu biếng ăn:

  • Nhẹ cân, còi cọc, chỉ số cân nặng, chiều cao thấp hơn khoảng tham chiếu trong cùng độ tuổi, trẻ suy dinh dưỡng
  • Liên tục từ chối thức ăn (trong ít nhất một tháng)
  • Trẻ hay ngậm thức ăn, không chịu nuốt
  • Lượng ăn giảm nhiều so với thường ngày
  • Không tập trung ăn uống
  • Buồn nôn, nôn khi thấy thức ăn

Xem thêm: Tại sao trẻ biếng ăn và giải pháp cho mẹ

2. 5 Mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ 

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ, các mốc này đều là những giai đoạn trẻ có sự thay đổi lớn trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện cả tinh thần và thể chất của mình.

3-4 tháng tuổi: thời kỳ trẻ tập lẫy, ngóc đầu

giai đoạn 3-4 tháng

Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của mọi thứ xung quanh, các chuyển động, âm thanh, trẻ thích cười nhiều hơn. Chính vì những cảm nhận này, trẻ sẽ mải mê khám phá những khả năng mới của mình mà quên mất việc ăn uống.

Trẻ dễ cáu gắt khi đang tập lẫy mà mẹ bế lên bắt ăn hay làm điều gì đó. Mẹ không nên lo lắng quá nhiều, qua giai đoạn này trẻ sẽ hết biếng ăn và trở nên ngoan ngoãn hơn.

6 tháng tuổi: giai đoạn trẻ tập ăn dặm, chuyển sang một chế độ ăn mới, làm quen với nhiều loại thực phẩm mới

Trẻ đã bắt đầu biết cầm nắm, biết ngồi dậy, dần thích thú với những đồ ăn mềm có thể cầm được hơn là ăn sữa hay cháo. Việc thay đổi chế độ ăn mới có thể làm hệ tiêu hóa của trẻ ban đầu gặp đôi chút khó khăn, mẹ có thể chế biến những loại rau củ mềm và dễ tiêu hóa như: khoai tây, cà rốt, các loại hạt đậu, su su,… giúp dễ hấp thu và tiêu hóa.

Mẹ không nên thay đổi đột ngột chế độ, cần cho trẻ có thời gian thích nghi với những món ăn mới bằng cách xen kẽ đồ ăn mới với những món trẻ thích ăn.

9-10 tháng tuổi: trẻ tập đi

biếng ăn sinh lý - giai đoạn 9-10 tháng

Lúc này, trẻ không còn thích bò nữa mà chuyển sang giai đoạn tập đi. Trẻ thấy mình có thể đi giống như mọi người xung quanh nên càng ham học đi hơn, muốn đi nhiều hơn, chơi nhiều hơn và thường mất tập trung với bữa ăn. Việc bắt trẻ ngồi nguyên một chỗ để ăn dường như khá khó khăn, mẹ có thể vừa cho trẻ ăn vừa để trẻ chơi.

Tuy nhiên, không nên để trẻ quá tập trung vào vui chơi mà quên mất việc phải nuốt thức ăn. Thời gian này, mẹ nên bắt đầu cai ti đêm cho trẻ để trẻ ăn chính vào ban ngày, để trẻ có cảm giác đói và muốn ăn hơn.

16-18 tháng tuổi: Trẻ mải mê khám phá thế giới xung quanh nên tỏ ra hờ hững với bữa ăn

Các hoạt động chạy nhảy, khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh khiến trẻ thấy kích thích. Trẻ mải chơi không những lười ăn mà còn lười ngủ. Lúc này, trẻ đã nhận thức được rằng hành động của mình có những hậu quả nhất định, vì vậy cha mẹ cần nghiêm khắc, tránh việc con mải chơi mà không chịu ăn.

Việc chấp nhận mọi đòi hỏi của con sẽ ảnh hưởng đến tính cách sau này của con rất nhiều. Với suy nghĩ rằng bây giờ con vẫn còn nhỏ, mẹ có thể chiều con là không nên, mẹ cần xem xét và chấp nhận nếu yêu cầu của con là hợp lý hoặc từ chối với thái độ dứt khoát.

Mẹ có thể giao hẹn với con như: “Con ăn xong bát này, mẹ cho con sang nhà anh An chơi nhé” hay “Con ăn xong, mẹ con mình đi tô màu nhé”.. sẽ giúp trẻ có động lực hơn tập trung vào bữa ăn để được sang hoạt động khác.

Xem thêm: 5 mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ & lưu ý khi chăm trẻ (imiale.com)