Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm, tình trạng Viêm loét dạ dày cấp hoặc mạn tính có thể dẫn đến ung thư. Theo điều tra của hội Khoa Học Tiêu hóa Việt Nam 70% người Việt có nguy cơ bị viêm dạ dày, trong các bệnh ở đường tiêu hóa thì bệnh viêm loét dạ dày chiếm 26% và ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy nên để phòng tránh ung thư dạ dày, hãy điều trị sớm viêm loét dạ dày, đừng coi thường bệnh.

hình ảnh

Những thống kê về viêm loét dạ dày

Theo thống kê lâm sàng cho thấy khoảng 10% dân số nước ta mắc bệnh viêm loét dạ dày,chiếm 16% trong tổng số các ca phẩu thuật 1 năm. Khoảng 50% các trường hợp bị viêm loát dạ dày bị các cơn đau hành hạ và phải tiến hành hỗ trợ điều trị.

Trong đợt tiến triển có thể gây ra những biến chứng khôn lường như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày, nếu thủng dạ dày mà không được cấp cứu ngoại khoa kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ viêm phúc mạc gây sốc và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.


Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì ung thư dạ dày sẽ tăng lên 2 - 6 lần. Hơn nữa, triệu chứng lâm sàng của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày rất khó phân biệt qua triệu chứng lâm sàng, chỉ đến khi nội soi và lấy mẫu tế bào sinh thiết mới có kết luận chính xác nhất.

Có đến 20% trường hợp bị viêm loét dạ dày không có dấu hiệu nhất định, chỉ khi vào viện do xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra.

Khoảng 60-90% các trường hợp bị viêm loét dạ dày bị vi khuẩn HP tấn công làm tổn thương hệ thống niêm mạc, từ đó gây ra hiện tượng viêm loét, thay đổi các tế bào lót dạ dày. Theo thời gian các tế tế bào này bị suy giảm chức năng vốn có và có thể hình thành các tế bào ung thư dạ dạ dày.

Phòng tránh nguy cơ ung thư từ bệnh viêm loét dạ dày

1. Phòng ngừa vi khuẩn HP

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, nên tiến hành cách ly, không dùng chung đồ ăn.

  • Thực hiện vệ sinh các nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Những người bị bệnh viêm loét dạ dày cần: Ăn uống khoa học, không nên ăn quá no, cũng không nên để đói quá. Tập thể dục thường xuyên. Tránh căng thẳng. Ngủ đủ giấc. Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh ăn các loại đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như những thực phẩm có độ acid quá cao,...Tránh rượu bia.

2. Ngoài ra chúng ta cũng nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:

  • Tránh stress;
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học;
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ;
  • Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn;
  • Hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau./.

3. Điều trị viêm loét dạ dày sớm

Trong các phương pháp điều trị thì thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là yếu tố quyết định kết quả điều trị cũng như dự phòng được bệnh tái phát. Bên cạnh đó việc dùng thuốc cũng giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả.

  • Thuốc Tây y: các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày là thuốc kháng sinh, thuốc ức chế proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc trung hòa axit, thuốc tạo màng bọc.
  • Thuốc Đông y: thành phần có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên khá lành tính. Ưu điểm là ít có tác dụng phụ, dùng được lâu dài, khả năng làm lành tổn thương viêm loét cao. Nhược điểm là tác dụng chậm và không thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP.