Bên cạnh những dấu hiệu của đột quỵ, bạn cũng cần chú ý hơn đến cơ thể và nên lắng nghe cơ thể mình. Nếu lo lắng về việc mình có thể có nguy cơ bị đột quỵ thì hãy thực hiện tầm soát bệnh đột quỵ để kịp thời chữa trị cũng như tránh khỏi các nguy cơ gây tai biến.

Trường hợp bệnh đột quỵ xảy ra ở người trẻ thường là do huyết áp tăng đột ngột và từ đó gây vỡ phình mạch máu não dẫn đến tử vong. Trong những trường hợp như vậy thường không hề có bất kỳ một dấu hiệu nào báo trước khi mạch máu chưa vỡ. Tuy nhiên chỉ cần một cơn tăng huyết áp hoặc mạch máu không thể chịu được nữa nên vỡ ra rồi từ đó dẫn đến xuất huyết não, gây hôn mê sâu và nặng nhất là gây tử vong.

Những trường hợp này hoàn toàn không có bất kỳ một dấu hiệu báo trước nào nhưng điều này là hoàn toàn có thể điều trị đột quỵ từ trước khi nó xảy ra. Người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn nếu như được tầm soát trước khi mạch máu bị vỡ.

Một số bệnh nhân bị đột quỵ thì có đến 80% không có bất cứ một triệu chứng hay dấu hiệu báo trước nào, đặc biệt là những trường hợp bị vỡ mạch máu não hay xuất huyết não. Những trường hợp này thường sẽ dẫn đến xuất huyết tràn trong não và gây nên tử vong rất nhanh.

Để phòng tránh nguy cơ tai biến mạch máu não thì người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh nguy cơ bệnh. Từ những kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cũng như biện pháp điều trị và phòng bệnh phù hợp nhất.