CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ BỆNH TỤT HUYẾT ÁP

Tụt huyết áp là gì, là một bệnh lý rất thường gặp, trong đó bất kỳ sự sụt giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nhưng lại không được quan tâm nhiều. Hiện nay, số người bắt gặp triệu chứng này đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là tụt huyết áp ở người trẻ. Để có thể nhận biết và đưa ra cách giải quyết kịp thời cho loại tình trạng sức khỏe này, bài viết sau sẽ làm rõ hạ huyết áp là gì? Những biểu hiện điển hình của tụt huyết áp và hướng xử trí đúng.

Huyết áp và tụt huyết áp là gì?

tụt huyết áp là gìtụt huyết áp là gì

Huyết áp là áp lực máu trong động mạch có công dụng đưa máu đi nuôi dưỡng các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra bằng lực co bóp của tim và sức cản từ động mạch. Chỉ số huyết áp cho ta thấy thể trạng sức khỏe của bản thân hoặc một người. Do đó, trả lời cho thắc mắc tụt huyết áp là gì, thì đây là triệu chứng khiến não cùng các cơ quan khác của cơ thể không nhận đủ lượng máu cần thiết để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu máu lên não.

Chú ý bạn cần ghi nhớ là không bao giờ có một con số cố định dành cho huyết áp, chỉ số này sẽ luôn dao động trong một khoảng thời hạn sinh lý cho phép. Tuy nhiên, trường hợp huyết áp xuống thấp hơn 90/60 mmHg một cách liên tục qua nhiều lần đo thì sẽ được gọi là tụt huyết áp.

Tụt huyết áp là gì? Là khi áp lực máu trong lòng mạch không còn đủ để đi nuôi các cơ quan khiến hoạt động cơ thể diễn ra trì trệ, kém hiệu quả, chịu ảnh hưởng nặng nhất chính là não và tim. Vì lẽ đó, hạ huyết áp cũng là nguyên nhân thường thấy gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay suy nhược cơ thể,…

Thêm thông tin: Nguyên nhân tụt huyết áp

Biểu hiện tụt huyết áp bạn cần biết

Những biểu hiện của triệu chúng tụt huyết ápNhững biểu hiện của triệu chúng tụt huyết áp

Huyết áp của chúng ta luôn được cơ thể duy trì ở mức ổn định, an toàn theo nhiều cơ chế khác. Qua đó, người có huyết áp tốt sẽ duy trì số đo dưới 120/80 mmHg. Còn bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg, huyết áp tâm trương thấp dưới 60 mmHg thì được chẩn đoán bị tụt huyết áp.

Không ít người không rõ hạ huyết áp có triệu chứng gì nên đã không kịp xử lý, gây ra biến chứng nguy hiểm. Hãy nhớ rằng, khi huyết áp bị hạ xuống đột ngột, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, nhịp tim tăng nhanh, đau ngực, hồi hộp, tệ hơn sẽ thấy lơ mơ, lú lẫn, mất đi ý thức hoặc ngất xỉu, do đó dễ gây ra tai nạn, chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tham khảo kĩ hơn: Dấu hiệu tụt huyết áp bạn nên biết 

Hướng xử trí khi tụt huyết áp là gì?

cách xử lí khi bị tụt huyết ápcách xử lí khi bị tụt huyết áp

Trước tiên, hãy lưu ý xem bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hay không, nếu không sẽ loại bỏ khả năng người bệnh bị hạ đường huyết và tập trung sơ cứu tụt huyết áp. Theo đó, các bước sơ cứu sau sẽ được triển khai:

– Dìu người bệnh ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng, sau đó dùng gối kê đầu và chân của bệnh nhân, chú ý kê gối cao hơn so với đầu.

– Tụt huyết áp uống nước gừng vô cùng tốt hoặc bạn cho bệnh nhân uống các loại nước có tính ấm nóng khác như nhân sâm, chè đặc hoặc cà phê,… Tránh sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu. Nếu không có sẵn đồ như trên, hãy cho người bệnh uống thật nhiều nước lọc để kích thích nhịp tim, tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên.

– Cho người bệnh ăn một chút socola sẽ bảo vệ được thành mạch máu, giúp huyết áp ổn định.

– Khi bệnh nhân thấy tốt hơn, hãy để bệnh nhân cử động chân tay rồi đỡ họ ngồi dậy.

– Trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện sau khi sơ cứu cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý:  

– Cách pha trà gừng cho người tụt huyết áp: Người bệnh hỉ nên uống 1 tách trà gừng nhỏ hoặc pha một cốc nước ấm thả vào cùng vài lát gừng mỏng.

– Không nên cho người tụt huyết áp uống nước gừng quá nhiều một lần vì dễ gây ra phản ứng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Phải sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để chắc rằng huyết áp của một người bị tụt và để họ uống trà gừng.