Khoai lang là món ăn rất được yêu thích, đặc biệt là vào mùa đông. Những chiếc xe đẩy hàng với món lang luộc, lang nướng bốc khói nghi ngút đã dần đi sâu vào tâm trí người Việt. Vậy người bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Chúng ta đã thực sự hiểu rõ về loại thực phẩm “kiềm hóa” giá rẻ này hay chưa?

trao-nguoc-da-day-an-khoai-lang-duoc-khong

Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

1. Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe

Khoai lang là thực phẩm rất hữu ích cho sức khỏe bởi chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, carotene, chất chống oxy hóa,…

Khoai lang có vị ngọt, khi nấu chín trở nên mềm, dễ ăn, dễ tiêu. Vị ngọt của khoai không làm tăng lượng đường huyết, lượng đường tự nhiên trong khoai lang sẽ thẩm thấu qua đường máu, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Protein trong khoai lang có khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng. Hàm lượng Protein càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư càng lớn.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C giúp ngăn ngừa cảm lạnh và viruss cúm, giúp chắc xương, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu.

Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin B6 cao trong khoai lang làm giảm Homocysteine trong cơ thể, giảm nguy cơ về tim mạch và thoái hóa.

Ngoài ra, vitamin D trong khoai lang giúp hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho xương, tim mạch, thần kinh và tuyến giáp.

2. Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Đối với câu hỏi “Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?” thì câu trả lời là có, bởi hầu hết thực phẩm chúng ta dung nạp mỗi ngày đều có hàm lượng axit cao, tuy nhiên khoai lang lại là thực phẩm kiềm hóa dù chúng có hàm lượng tinh bột cao, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa, trung hòa hàm lượng axit tích tụ trong cơ thể, duy trì nồng độ pH ở mức ổn định, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự ăn mòn của axit dư thừa, ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày gây ra.             

khoai-lang-co-tinh-kiem-giau-chat-xo-va-vitamin

Khoai lang có tính kiềm, giàu chất xơ và vitamin

Vitamin E trong khoai lang giúp xoa dịu và làm lành những tổn thương của niêm mạc dạ dày, trong khi đó vitamin C lại giúp kiểm soát sự tấn công của các gốc tự do và vi khuẩn Hp, còn vitamin A giúp kháng viêm, đẩy nhanh thời gian chữa lành tổn thương của dạ dày và thực quản do trào ngược dạ dày gây ra.

Hàm lượng chất xơ và tinh bột lớn giúp có thể kích thích tăng tiết chất nhầy Mucin – lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở người bị trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, khoai lang còn giúp giảm cân cực kỳ hiệu quả, đây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng khoa học hàng ngày, thực phẩm này rất có ích cho các đối tượng bị béo phì, thừa cân – một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày.

3. Những lưu ý khi ăn khoai lang

Một số những lưu ý quan trọng khi ăn khoai lang đối với người bị trào ngược dạ dày:

Khi mua khoai lang, nên chọn củ có đốm mềm, vết nứt, nếp nhăn hoặc da mềm. Khoai lang có thể được bảo quản ở nơi rô ráo và thoáng đến 5 tuần.

– Không nên ăn khoai lang sống: Khoai lang sống rất cưng, khi ăn vào dạ dày có thể làm nghiên trọng hơn các vết viêm loét trên bề mặt niêm mạc.Màng tế bào tinh bột của khoai lang nếu không bị nhiệt phá hủy sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể.

– Không nên ăn khoai khi đói bụng vì có thể gây trào ngược dạ dày.

– Không nên ăn quá 3 lạng khoai mỗi ngày, có thể chia số lần ăn khoai thành nhiều lần.

– Không nên ăn khoai với những món ngọt khác

– Người bị tiêu chảy và tiểu đường không nên ăn khoai lang.

Do vậy trào ngược dày ăn khoai lang được không? thì câu trả lời là có. Tuy nhiên nên ăn đúng cách theo những lời khuyên phía trên, đồng thời hãy cải thiện tình trạng bệnh bằng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chất lượng cùng với việc kết hợp nhiều món ăn khác.