Đến hẹn lại lên,hôm nay Tuệ An lại xin đàm đạo cùng các bạn về một đề tài gây ra rất nhiều tranh cãi nó dẫn đến nhiều hiểu lầm thậm chí là oán giận với các lương y :) .Thế nên trong bài viết này mình cũng xin đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên các kiến thức về y khoa  mà mình được đào tạo

A-Để trả lời một câu ráo hoảnh là có chữa được không?  “Được hay là Không” thì quá là phiếm diện và cực kì vô trách nhiệm đặc biệt là đối với người làm ngành y.Nhưng đây lại là câu hỏi rất đúng đắn từ những người bệnh.Phần lớn sẽ trả lời là chỉ đỡ thôi chứ không khỏi được đâu.Đây là một câu trả thật mà lại không đầy đủ .Nó sẽ gây cho người bệnh mất đi niềm tin chữa bệnh .Bởi nếu không khỏi thì tôi chữa làm gì ?phí tiền ,phí thời gian .Còn nếu trả lời 100% là khỏi thì dễ quy vào lừa đảo ( nhà tôi ba đời chữa bệnh ,đều khỏi 100% ...bla ..bla ).Chính vì vậy hôm nay Tuệ An mới viết bài này để minh định câu hỏi mà mọi người bệnh đều muốn biết .Bắt đầu nào....

            Chắc ai bị bệnh đều biết TVDD khái niệm là thế nào rồi,để hiểu một cách tổng quát nhất thì nó là một “vết thương” tại phần đĩa đệm cột sống (rách,bục, lồi ,xẹp) .Tôi dùng từ “vết thương”  vì muốn ví nó giống như tất cả các tổ chức khác trong cơ thể chúng ta để chúng ta có một cái nhìn thực chất nhất .Chúng ta có bao giờ hỏi rằng tại sao chúng ta có thể sống và tồn tại được không ? Hỏi cái này ngu đúng không :) .Thế nhưng câu trả lời tổng quan nhất cho vấn đề này chính là bạn cần hiểu rằng.Khi chúng ta  từng giờ từng phút sống và tồn tại được là  trong từng đó giây phút có hàng tỉ tế bào chết đi và cũng có hàng tỉ tế vào được sinh ra để bù lại lượng đã mất.Và sự thay cũ đổi mới này diễn ra gần như ở tất cả các bộ phận trong cơ thể (xương,cơ ,khớp,máu ,dịch,tim,phổi,dạy dày..v.v) tất nhiên nó cũng xảy ra tại cái đĩa đệm cột sống của chúng ta .Như vậy bạn hẳn đã có một câu trả lời là về mặt lý thuyết là cái đĩa đệm đã rách có khả năng khôi phục lại được thì có nghĩa là có thể khỏi được đúng không ! Nhưng trên thực tế thì việc khôi phục đó lại rất khó khăn .Vậy tại sao lại thế nhỉ ?.Sự thật là

1- Việc thay mới đổi cũ của tế bào không bao giờ được hiệu suất 100% cả .Điều này đúng thôi, ví dụ ta có ( ước lượng hóa) 1 tỉ tế bào chết/ngày nhưng lại chỉ có khoảng 999 triệu tế bào được thay thế.Đó chính là quá trình thoái hóa đấy .Rồi ai rồi cũng trải qua sinh-lão-bệnh-tử.Phải nói rằng quy luật này đúng với vạn vận và sự kiện .Chúng ta có thể  liên tưởng đến vấn đề điện và động cơ.Điện đưa ra 100W để làm quay động cơ nhưng chỉ 90% thành cơ năng còn 10% còn lại bị tiêu hao thành nhiệt năng và các dạng năng lượng khác ( định luật bảo toàn năng lượng “ năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng  khác”

2- Tế bào thay thế do tự toàn vẹn và hiệu quả của tất cả cơ quan trong cơ thể sinh ra:Tâm can tì phế thận là những cơ quan tham gia vào quá trình tái tại tế bào nhưng chính bản thân chúng lại được sinh ra bởi tế bào.Đến một độ tuổi nhất định các cơ quan này cũng sẽ bị thoái hóa .Điều này tác động trực tiếp đến khả tạo tế bào .Đây cũng chính là nguyên nhân góp phần cho quá trình bù bị giảm đi vài lần nữa.Kết quả là 1 tỉ tế bào chết đi thì chỉ có 900 triệu tế vào được bù lại

3- Tái tạo bộ phận cần sự tiếp sức và ngăn chặn những tác nhận gây ra: Khải niệm này sẽ làm bạn khó hiểu nên tôi hình ảnh hóa việc này bằng một chiếc xương bị gãy ,muốn liền lại được cần bó cho xương cố định và tiếp xúc chặt chẽ với nhau để xương tự sinh tế vào hàn gắn vết gãy đó lại ( tất nhiên là vẫn còn sẹo vì nó chỉ hàn gắn được phần nào đó).Hoặc như vết thương hở rộng thì cần khâu các tổ chức nó vào cho dính với nhau rồi cơ thể sẽ tái tạo lại chỗ bị thương đó.Trong TVDD thì người ta hay kéo dãn nó ra  giải phóng áp lực cho bao xơ và nhân nhày để nó có cơ hội liền lại đc ,rồi phải uống thuốc cho máu dồi dào hơn ,máu dồi dào hơn thì lượng canxi và các chất cần thiết khác cũng về nhiều hơn và việc khôi phục phần nào đó của đĩa đệm cũng mau hơn

4- Sự khôi phục đạt được bao nhiêu phần trăm phụ thuộc vào tổn thương thực thể nhiều hay ít ,nghiêm trọng hay đơn giản.Đối với những tổn thương nghiêm trọng thì chỉ một phần được khắc phục mà thôi.Điều này bạn có thể tìm ví dụ minh họa rất nhiều trong bệnh tật và cuộc sống .Một chiếc xe mà bị tai nạn nghiêm trọng thì sửa chỉ được một phần nhỏ vẫn đi được là còn may.Đó là tôi muốn nhấn mạnh sự tổn thương thực thể trên mỗi người bệnh khác nhau mặc dù bệnh danh lại giống nhau

Thực ra còn nhiều các nguyên nhân và yếu tố tác động đến quá trình đó ,nhưng tôi chỉ  nêu ra một vài ý nhỏ để giúp các bạn hiểu nhanh vấn đề

B- Vậy thì chữa để làm gì khi mà biết nó không khỏi ?

Khi trả lời câu hỏi này mà không có sự diễn giải sẽ khó mà làm thỏa mãn người bệnh được .Thường thì bệnh nhân sẽ gật gù có vẻ hiểu vấn đề nhưng thực chất trong lòng vẫn không thỏa mãn thậm chí có thêm những ý nghĩ tiêu cực .Vậy phải diễn giải thế nào ?

Chúng ta liệu có biết rằng đến một lứa tuổi nhất định thì quá trình sinh trưởng sẽ dừng lại.Tức là mũi tên đã đi đến đỉnh cao nhất của nó và từ đây nó sẽ đi xuống theo sườn dốc bên kia đó là quá trình thoái hóa .Về mặt tổng quan nhất mà nhận định bệnh tật chủ yếu sinh ra do sự thoái hóa và tác động bên ngoài .Điều này dễ nhìn thấy khi con người ở độ tuổi khoảng 40 chúng ta thường có nhiều kêu ca về mặt sức khỏe như xương khơp đau,huyết áp tăng ,ăn uông ít,ngủ kém .v...Và nó diễn ra tại tất cả các bộ phận của cơ thể .Khi một bộ phận nào đó( xương khớp đĩa đệm) thoái hóa đến cực đỉnh cộng thêm tác nhân bên ngoài cộng hưởng thì nó sẽ phát sinh ra thành bệnh.Như vậy thì tất cả các bộ phận của chúng ta đều đang có vấn đề ( “ bệnh” ) bởi chỉ cần tiệm cận thêm chút nữa thì và thêm tác động thì bất cứ bộ phận đang “bình thường” của chúng ta biến thành bệnh .Tại sao tôi lại nói như vậy nhỉ ? đó là tôi muốn tường minh cho các bạn biết rằng mặc dù chúng có vấn đề đấy nhưng chúng ta vẫn chung sống bình thường được, nó cũng phần nào đấy mang cho chúng ta một chất lượng sống không tồi ( chấp nhận được) .Chúng ta vẫn ăn uống ,sinh hoạt,lao động khá là thoải mái.Tuy rằng không thể được như tuổi đôi mươi nhưng vẫn không sao cả .Lúc này có thể ta chỉ ăn được 2 lưng cơm một bữa so với 4 bát ngày xưa ,ngủ 4 tiếng với 7 tiếng ,làm việc ngon được 4 tiếng với 10 tiếng ,xưa ta đá bóng thì nay ta tập dưỡng sinh :) .Vậy thì điều này liên quan gì đến việc chữa trị bệnh đây.Đương nhiên là có ,như tôi đã bàn ở trên thì tất cả bộ phận chúng ta đều thực sự đang có vấn đề nhưng chúng chưa chuyển thành bệnh lý ảnh hưởng đến chất lượng sống của ta mà thôi.Khi chữa bệnh thì người thầy thuốc sẽ chuyển trạng thái bệnh lý của bộ phận nào đó trở về trạng thái bình thường mới,tức là tuy rằng nó đang có vấn đề nhưng nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nữa.Một người đang đau quằn quại  hay âm ỉ ,ngồi không lâu được ,đứng không xong ,không thể đi làm,không thể sinh hoạt vợ chồng ,có thể ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp và hạnh phúc gia đình thì sau khi chữa có thể hết và sinh hoạt lại như người bình thường.Cái đĩa đệm của bạn có thể liền ,cũng có thể vẫn rách nhưng nhân nhày lại được đàn hồi trở lại giống như viên kẹo gôm vậy nên nó không gây chèn ép thần kinh,sẽ không còn đau ,không gây viêm nữa và cái cuối cùng là nó trả lại cho bạn một chất lượng sống chấp nhận được .Bạn khó có thể hồi phục như ngày xưa nhưng ít nhất bạn đã có một cuộc sống bình thường mới và quan trọng là bạn đã đẩy lùi được các biến chứng nguy hiểm hơn có thể mắc nếu không chữa trị

Thầy dạy chúng tôi đều là các giáo sư tiến sĩ hay nói đùa với sinh viên rằng .Chúng ta chả khác gì một người thợ sửa xe cả .Xe hỏng hơi thì sửa hơi,hỏng điện thì sửa điện ,thủng lốp thì vá .... .Xe đến với chúng ta khi nó  không đi được , sau khi chữa nó chạy được .Đối với cái xe thì ta có thể bảo khách hàng là: acqui dùng lâu rồi nên thay đi nếu không nó lại bị hết điện đấy,lốp bác mòn hết rồi,vá đến 3 miếng rồi nhớ thay nhé không lại xịt tiếp đấy.Nhưng với con người chúng ta lại không thay đc :).Thế nên nghề y này cái “câu phúc chủ lộc thầy” đúng hơn bao  giờ hết

Liệu bạn có hiểu được ý của tôi ???

Đón đọc bài sau “ Âm dương lung tung,ngũ hành rắc rối” của một bài thuốc đông y làm cho không ít người thiếu tin tưởng vào tính khoa học của nó.Bài sau tôi sẽ có một bài dẫn lời phân tích tính khoa học của một bài thuốc đông y đã có tuổi đời vài trăm năm trước

Y sỹ Tuệ An :

Zalo: Zalo : 0878872218

www.facebook.com/Y-Sỹ-YHCT-Tuệ-An-102528501690535