Đôi mắt là cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Không khí ẩm ướt hay phấn hoa cũng có thể khiến mắt khó chịu và bị kích ứng. Đây là một trong các tình trạng dị ứng mắt mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải và tỷ lệ lớn hơn dễ thấy ở người có tiền sử cơ địa dễ bị dị ứng. Dị ứng mắt tiềm ẩn những nguy hại nào cho đôi mắt của bạn? Để tìm kiếm các giải pháp khắc phục tình trạng dị ứng mắt, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Dị ứng mắt là gì?
Trong y khoa, dị ứng mắt thường được gọi là viêm kết mạc, đây là tình trạng khi mắt vô tình bị chất gây dị ứng (chất dị nguyên) từ bên ngoài môi trường bám vào mắt gây ra tình trạng dị ứng mắt. Các chất dị nguyên từ môi trường như khói, bụi, phấn hoa, lông động vật,... tưởng chừng vô hại khiến chúng ta không đề phòng cảnh giác.
Cơ thể luôn có cơ chế miễn dịch, nên khi gặp phản ứng mẫn cảm tự nhiên thì cơ thể sẽ sản sinh histamin để chống lại các tác nhân gây hại cho mắt. Tuy được coi là vô hại với cơ thể nhưng các histamin lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đỏ mắt, ngứa mắt và gây chảy nước mắt.
2. Các biểu hiện của tình trạng dị ứng mắt
Dị ứng mắt có nhiều biểu hiện khá rõ rệt, dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là mắt ngứa, mắt đỏ, xuất hiện gỉ mắt, mí mắt sưng kèm theo ngứa rát, mắt nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng, có dấu hiệu suy giảm tầm nhìn,...Thường các triệu chứng này sẽ không gây đau hay xuất huyết.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Một số trường hợp khác có thể kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi. Bởi vậy, khi phát hiện các dấu hiệu trên không nên tự xử lý, cần tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế có chuyên môn để kịp thời có phương pháp trị liệu hiệu quả.
3. Nguyên nhân gây dị ứng mắt thường gặp nhất
Dị ứng mắt không chỉ được gây nên bởi các tác động từ bên ngoài môi trường mà nó còn được hình thành do nhiều nguyên nhân khác. Dưới đây là các nguyên nhân điển hình gây dị ứng mắt ở người:
3.1 Dị ứng mắt do thay đổi thời tiết
Các trường hợp mẫn cảm với thời tiết, khi nhiệt độ thay đổi bất thường hay độ ẩm không khí biến đổi, trời đang nắng chuyển mưa thất thường và ngược lại cũng có thể gây ra dị ứng mắt.
3.2 Do tác động từ bên ngoài môi trường
Phần lớn các tác nhân từ bên ngoài môi trường có chứa các chất dị nguyên là nguyên nhân gây dị ứng mắt. Khi đôi mắt vô tình tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ bên ngoài môi trường như nước hoa, phấn hoa, lông chó - mèo, khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá, xà phòng hay các chất tẩy rửa độc hại,....có thể gây ra tình trạng dị ứng mắt.
3.3 Do sự xâm hại của vi khuẩn, virus và nấm
Vi khuẩn, virus và nấm bắt nguồn từ yếu tố nội sinh như virus zona, virus đậu mùa, vi khuẩn lao. Khi chúng xâm nhập vào mắt gây sưng, tấy đỏ mắt hình thành tình trạng viêm giác mạc ở mắt.
3.4 Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì thực tế dị ứng mắt cũng xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
- Sử dụng các thực phẩm mẫn cảm với cơ thể, gây dị ứng toàn thân. Trong đó, dị ứng mắt cũng có thể được hình thành trong loại dị ứng với thức ăn này của cơ thể.
- Một số trường hợp dị ứng mắt khi tự ý sử dụng các loại nước nhỏ mắt không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Tác dụng phụ của một số loại mỹ phẩm cũng cần được quan tâm.
4. Những nguy cơ tiềm ẩn khi bị dị ứng mắt
Dị ứng mắt có thể gây ra nhiều tổn thương mắt nghiêm trọng, xác định được mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây dị ứng giúp đưa ra cách thức trị liệu phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn có thể gặp khi bị dị ứng mắt:
- Viêm giác mạc: Với các biểu hiện dị ứng âm thầm thì trường hợp này khá hiếm gặp. Dị ứng cùng các yếu tố nội sinh như viêm giác mạc sau nhiễm virus zona, thủy đậu; viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc do dị ứng độc tố vi khuẩn lao-xoắn khuẩn giang mai;...gây viêm giác mạc ở mắt. Bên cạnh đó, nguyên nhân viêm giác mạc cũng có thể là do sự viêm nhiễm vùng củng mạc và thượng củng mạc.
5. Phương pháp khắc phục dị ứng mắt hiệu quả
Dị ứng mắt tìm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe đôi mắt của bạn, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt thì tuyệt đối không tự ý xử lý y tế tại nhà, hãy đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được hỗ trợ và có biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục dị ứng mắt hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:
5.1 Xử lý tình trạng dị ứng mắt bằng nước mắt nhân tạo
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nước mắt nhân tạo giúp hạn chế tình trạng đỏ mắt, ngứa rát và chảy nước mắt khi khó kiểm soát. Các loại nhỏ mắt chuyên dụng có hiệu quả tốt trong việc loại bỏ các dị nguyên làm hại mắt, hạn chế tình trạng khô mắt bằng cách tạo độ ẩm cho mắt. Tuy nhiên, không quá lạm dụng nước mắt nhân tạo để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.
5.2 Miễn dịch liệu pháp
Đây là phương pháp tạo miễn dịch cho cơ thể thông qua cách thức tiêm một lượng lượng nhỏ các dị ứng nguyên để cơ thể tự sản xuất các kháng thể kháng lại các chất dị nguyên. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn đem đến hiệu quả tốt bởi mỗi cơ thể sẽ có phản ứng với các chất dị ứng khác nhau.
5.3 Đông y có kiểm soát được tình trạng dị ứng mắt không?
Theo Đông y, cơ chế gây dị ứng mắt không chỉ do sự xâm hại của các chất lạ vào cơ thể mà còn do thời khí ôn dịch hoặc ngoại tà xâm nhập làm cho cơ thể bị phong hàn, phong thấp, phong nhiệt,...gây ra dị ứng. Mặt khác, quá trình chuyển hóa cùng hoạt động của các tạng phủ không điều độ, điển hình như can, phế, tỳ thấp quá thịnh, huyết trệ, âm huyết bất túc, huyết hư mà sinh phong ngứa.
Tuy không quá khó khăn trong việc khắc phục dị ứng mắt nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe và cả thẩm mỹ của đôi mắt nếu không được sớm phát hiện và trị liệu kịp thời. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây dị ứng mắt, để xử lý tình trạng này trước hết là xác định chính xác nguyên nhân và loại trừ dị nguyên.
6. Cách phòng tránh dị ứng mắt hiệu quả
Sau đây là một số biện pháp giúp phòng tránh dị ứng mắt hiệu quả, mời các bạn theo dõi!
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị dị ứng mắt và các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng mắt.
- Bảo vệ mắt bằng cách luôn đeo kính ôm sát mặt khi ra đường, để hạn chế khói bụi và các chất dễ gây dị ứng bay vào mắt.
- Hạn chế mở cửa sổ hướng ra vườn: Việc này giúp giảm thiểu tối đa khả năng tiếp xúc với phấn hoa ngoài vườn.
- Giữ môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ: tạm xa các loài thú cưng, hạn chế chúng tiếp xúc quá nhiều với chăn giường, đệm ghế.
- Không nên dụi mắt quá thường xuyên, tránh bụi bẩn và vi khuẩn tiếp xúc mắt.
- Duy trì ổn định độ ẩm trong nhà tránh tạo điều kiện cho nấm mốc ký sinh phát triển.
https://www.youtube.com/watch?v=vEovsJ3Z8so