Gãy tay gãy chân là gì?

Nguy cơ gãy tay gãy chân hay gãy xương ở trẻ em khoảng 10%. Ở mức hơn 50 tuổi, nguy cơ này tăng lên 25% đến 50%.

Gãy xương là tình trạng xảy ra khi một trong các xương nứt hoặc gãy thành nhiều mảnh. Tình trạng này có thể do một chấn thương thể thao, tai nạn hoặc một chấn thương mạnh.

Mặc dù gãy xương không phải lúc nào cũng đe dọa đến tính mạng, nhưng nó đòi hỏi phải được sơ cấp cứu gãy xương và điều trị ngay lập tức. Việc hiểu rõ để nhận biết các triệu chứng sẽ giúp bạn có cách sơ cứu khi bị gãy xương đúng cách.

Các triệu chứng gãy xương (gãy tay gãy chân)

Để nhận biết các chấn thương có gây ra ở xương hay không, nên căn cứ vào một hoặc nhiều triệu chứng dễ nhận biết sau:

  • Đau dữ dội ở vùng bị thương. Cơn đau càng nặng hơn khi bạn vận động vùng này
  • Tê ở khu vực bị thương
  • Vùng bị chấn thương có màu bầm tím, sưng hoặc biến dạng
  • Xương chọc ra khỏi da
  • Chảy máu nhiều tại chỗ bị thương

Cách sơ cứu khi gặp người gãy tay gãy chân?

Xử lý khi gắp người gãy tay gãy chânXử lý khi gắp người gãy tay gãy chân Cách sơ cứu khi gặp người gãy tay gãy chân

Nếu bạn nghi ngờ một người bị gãy xương, hãy tiến hành sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay. Các bước sơ cứu gãy xương gồm:

  • Cầm máu: Nếu người bị tai nạn chảy máu, bạn hãy nâng khu vực bị thương và dùng băng vô trùng, vải hoặc mảnh quần áo sạch ép chặt lên vết thương.
  • Cố định vùng bị chấn thương: Nếu bạn nghi ngờ người bệnh bị gãy xương ở cổ hoặc lưng, hãy cố gắng giữ họ ở nguyên vị trí. Nếu bạn nghi ngờ người bệnh bị gãy xương tay hoặc chân, hãy cố định khu vực bị thương bằng nẹp hoặc băng vải đeo trước ngực.
  • Chườm lạnh cho khu vực bị thương: Bạn bỏ đá lạnh vào một miếng vải sạch và chườm vào khu vực bị thương trong khoảng 10 phút/lần.
  • Trấn an người bệnh: Bạn hãy giúp người bệnh có tư thế thoải mái nhất, thuyết phục họ nghỉ ngơi và trấn an họ. Bạn cũng có thể đắp chăn hoặc quần áo cho người bệnh để giữ ấm.
  • Gọi cấp cứu: Gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để họ được điều trị đúng cách.

Nếu người đó không thở hoặc bất tỉnh, hay cả hai triệu chứng trên, bạn hãy gọi cấp cứu và hô hấp nhân tạo. Các trường hợp bạn nên gọi cấp cứu ngay như:

Bạn nghi ngờ gãy xương ở đầu, cổ và lưng

  • Xương gãy chọc ra khỏi da
  • Chảy máu nhiều

Việc đưa người bệnh đi cấp cứu sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hiện có và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Sơ cứu gãy xương cẳng tay

Sơ cứu gãy xương cẳng taySơ cứu gãy xương cẳng tay

Thực hiện ngay các bước:

  • Gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức.
  • Cầm máu bằng một miếng vải sạch cho đến khi hết chảy máu.
  • Nếu xương bị gãy đang đâm qua da, bạn đừng chạm vào hoặc cố gắng đặt nó trở lại đúng vị trí.
  • Để sơ cứu gãy xương cẳng tay, hãy nâng cánh tay lên trên tim, nếu có thể.
  • Bạn cho đá vào một chiếc khăn, cuộn lại rồi chườm nhẹ xung quanh vết thương để giảm đau và sưng. Lưu ý không dùng đá lạnh chườm trực tiếp.
  • Đối với trường hợp gãy xương cẳng tay ít nghiêm trọng, bạn cắt phần tay áo chung quanh nếu việc tháo tay áo ảnh hưởng đến vết thương.
  • Để cánh tay sát với thân nạn nhân và cẳng tay vuông góc với cánh tay. Sau đó, bạn lấy hai nẹp, một nẹp để từ trong hố nách tới quá khuỷu tay; nẹp phía ngoài để từ bả vai dài qua khớp khuỷu tay. Lưu ý: Bạn có thể dùng nẹp Cramer làm thành một góc 90 độ, để đỡ cả cánh tay và cẳng tay, sau đó băng dính lại.
  • Kế tiếp, bạn dùng 2 dây bản rộng buộc cố định nẹp: một ở phía trên và một bên dưới ổ gãy. Sau đó bạn dùng khăn dài/dây vải dài đỡ cẳng tay treo trước ngực. Lưu ý cẳng tay cần vuông góc với cánh tay, bàn tay để ngửa và cao hơn khuỷu tay. Bạn dùng băng bản rộng băng ép cánh tay vào thân rồi thắt nút lại.
  • Chờ xe cấp cứu đến hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Sơ cứu gãy xương cẳng chân

Cách xử lý khi gặp người gãy chânCách xử lý khi gặp người gãy chân

Khi gặp người bị gãy xương cẳng chân, bạn nên thực hiện các bước sơ cứu sau:

  • Không được di chuyển chân nạn nhân. Việc chuyển động vết thương sẽ gây đau, chảy máu đồng thời làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh, khiến việc điều trị khó khăn hơn.
  • Bạn có thể dùng thanh gỗ, bìa các tông cứng để cố định, nâng đỡ chỗ gãy. Bạn cần cố định cả hai khớp phía trên và phía dưới xương gãy giống như cách sơ cứu gãy xương cẳng tay.
  • Nâng chỗ gãy lên vị trí cao hơn tim nếu được. Bạn có thể dùng túi chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng. Lưu ý: Không dùng đá lạnh để chườm.
  • Không được cho nạn nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Gọi số điện thoại cấp cứu 115 và chờ xe đến.

Khi sơ cứu gãy xương cẳng chân, bạn cần tuân thủ đúng các nguyên tắc vô khuẩn như:

  • Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Chỉ được sát khuẩn phía ngoài vết thương, tránh đổ thuốc sát khuẩn hay kháng sinh vào vết thương
  • Không động vào hay nắn đẩy đầu xương chồi
  • Băng vô khuẩn gồm 4 lớp: lớp gạc được tẩm ướt nước muối sinh lý để trực tiếp lên vết thương, rồi tới lớp bông thấm nước, sau đó là lớp bông dày không thấm nước, phía ngoài là lớp băng ép
  • Giữ nguyên tư thế gãy

Trên đây là những thông tin hữu ích mà NIKITA sưu tầm được. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khoẻ.

>> Có thể bạn cũng quan tâm: