Mụn bọc ở má
Mụn bọc không chỉ xuất hiện ở mũi hay trên trán mà một số trường hợp còn xuất hiện mụn bọc ở má, khiến bạn mất tự tin với khuôn mặt sần sùi, xấu xí của mình. Bài viết sẽ đưa ra đầy đủ các nguyên nhân bị mụn ở má cũng như cách phòng tránh và điều trị mụn ở má tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất.
I. Mụn bọc ở má là gì?
Mụn bọc ở má là loại mụn bọc có kích thước lớn, sưng, màu đỏ. Bên trong mụn có chứa mủ và nhân. Mụn bọc ở má thường xuất hiện ở nhóm đối tượng sau:
- Trong độ tuổi dậy thì (14 – 20 tuổi)
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt
- Người thường xuyên bị căng thẳng,…
II. Nguyên nhân bị mụn bọc ở má
Thông thường, nguyên nhân bị mụn bọc ở má là do rối loạn Hormone, căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống, di truyền, sinh hoạt không lành mạnh, vệ sinh và chăm sóc da kém.
1. Rối loạn Hormone: Rối loạn Hormone thường xuất hiện ở tuổi dậy thì (nam và nữ), phụ nữ mang thai, cho con bú, tiền kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Khi đó, nguy cơ nổi mụn bọc là khá cao. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố ,kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh, lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P. acnes tấn công và hình thành mụn bọc.
2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên dung nạp đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, giàu đường, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, cafein, thức khuya, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây mụn bọc
3. Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách: Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách là nguyên nhân gây mụn bọc. Bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn dư thừa làm cho lỗ chân lông bị bít tắc, gây viêm và tạo cơ hội cho mụn bọc hoành hành.
4. Yếu tố di truyền và căng thẳng: Mụn bọc to ở má có thể do di truyền từ ông bà, cha mẹ có làn da nhạy cảm, thường xuyên nổi mụn. Bên cạnh đó, căng thẳng thường xuyên cũng khiến mụn bọc hình thành và phát triển nhanh chóng.
II. Có nên nặn mụn bọc ở má không?
Theo các chuyên gia da liễu, nếu nặn mụn bọc ở má khi nhân mụn chưa chín sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng da xung quanh. Bạn chỉ nên nặn mụn bọc trong trường hợp cồi mụn khô và trồi lên bề mặt da. Sau khi lấy nhân mụn bọc, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc da để phục hồi tổn thương và không để lại thâm, sẹo. Dưới đây là một số trường hợp không nên nặn mụn:
- Mụn bọc bị viêm, sưng to, mềm, kích thước lớn
- Có mủ trắng, mùi hôi, tanh
- Không nổi cồi mụn
- Cảm giác đau rát khó chịu
- Có dấu hiệu sốt
Khi muốn nặn mụn bọc ở má, bạn cần xác định được thời điểm phù hợp. Tuyệt đối không nặn khi nó mới mọc. Khi nặn mụn bọc ở má, bạn nên vệ sinh vùng da mụn và dụng cụ để tránh viêm nhiễm, lở loét.
3 Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào từng bệnh nhân, từng thể bệnh cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Chính vì vậy, để có kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám cẩn thận và hướng dẫn phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc da.
Dựa vào tình trạng và nguyên nhân hình thành mụn mà người bệnh sẽ được bác sĩ Da liễu chỉ định điều trị bằng các 1 trong 2 phương pháp sau:
Sử dụng thuốc
Đối với trường hợp bị mụn trứng cá vừa và nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng thuốc bôi tại chỗ. Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá ở dạng nang, sẩn cục thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống để kiểm soát và ngăn ngừa mụn lây lan rộng.
Liệu pháp điều trị thẩm mỹ
Liệu pháp điều trị thẩm mỹ sẽ áp dụng cho những trường hợp tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng không thể đáp ứng với thuốc.
Liệu pháp ánh sáng và laser: Hai loại hình công nghệ này sẽ giúp làm giảm số lượng vi khuẩn P.Acnes trên da, nhưng hiệu quả của các phương pháp này vẫn còn hạn chế.
Trích rạch và nặn mụn: Phương pháp này giúp loại bỏ các tổn thương do mụn trứng cá ở dạng nang và các mụn mọc lớn. Mặc dù phương pháp này giúp giảm đau nhưng có nguy cơ để lại sẹo cao.