Nha đam được biết tới như một loại “dược mỹ” trong làm đẹp. Không chỉ vậy, loài cây này còn được biết tới với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét, đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam, đảm bảo hiệu quả không thua gì hiệu quả làm đẹp.          

chua-trao-nguoc-da-day-bang-nha-dam

1. Lợi ích sức khỏe của cây nha đam


Nha đam được coi là dược liệu quý trong làm đẹp, giúp thanh lọc cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tình trạng của rất nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo Đông y cổ truyền, nha đam có vị ngọt, tính hàn giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan và khớp. 

Theo dân gian lưu truyền lại, nha đam còn giúp cầm máu, nhanh lành vết thương vô cùng hiệu quả, dù là vết thương do bỏng, côn trùng cắn, mẩn ngứa hay phồng rộp, chỉ cần theo lớp gel lên vết thương sẽ nhanh chóng được kiểm soát và hồi phục.

Một số công dụng nổi bật của nha đam có thể kể đến như:

Kháng khuẩn: Chất gel có khả năng sát khuẩn và gây tê tốt.


Chăm sóc mắt: Chất dịch nha đam giúp làm giảm quầng thâm và bọng mắt.


Tốt cho hệ tiêu hóa: Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột có thể dùng nha đam chế biến thành món ăn để khắc phục.


Làm đẹp: Phần gel của nha đam giúp tổng hợp Collagen và sợi Elastin giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa cho da, se khít lỗ chân lông và ngừa mụn ẩn.


Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác: Bệnh xơ gan, điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa một số bệnh ung thư.


Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong

2. Nha đam có khả năng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hay không?


Trào ngược dạ dày là bệnh lý điển hình của hệ tiêu hóa. Với sự đa năng về công dụng, liệu chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam có thực sự đem lại hiệu quả?

Nha đam có chứa các khoáng chất như Canxi, Natri, Kẽm, các loại acid amin và vitamin như C, E, B vừa giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong màu, đồng tời ngăn ngừa sự mở rộng các vùng bị tổn thương trong dạ dày.

Loại dược liệu này có khả năng kháng viêm tốt, chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa một số những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, barrett thực quản, ung thư thực quản.

Đặc biệt trong nha đam còn chứa một số hoạt chất như Aloe amodine, Aloetic acid, Anthracene,…giúp giảm đau và hạn chế tiết acid dịch vị hiệu quả, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước nguy cơ bào mòn của dịch vị axit dư thừa, từ đó làm giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra.

Do đó, có thể thấy nha đam có khả năng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Bệnh nhân hãy cùng tham khảo một số phương pháp dân gian đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh nhé:

3. Một số mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam hiện nay


3.1 Nha đam kết hợp với mật ong nguyên chất


Nguyên liệu: Nha đam khoảng 2 – 3 lá, mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện: Loại bỏ nhựa bên ngoài, chỉ lấy phần thịt nha đam, cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó cho 1 – 2 thìa mật ong vào xay đều, đổ hỗn hợp ra cốc và dùng được ngày.

Lưu ý: Độ ngọt tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Mỗi lần chỉ nên uống từ 30 – 50ml, ngày uống 2 lần trong khoảng 9 – 10h sáng và 3 – 4h chiều, không nên uống nhiều, chú ý bảo quản nha đam trong tủ lạnh. Kiên trì dùng tối thiểu từ 3 tuần để thấy được hiệu quả cải thiện.

3.2 Nước ép nha đam


Nguyên liệu: Nha đam tươi, dày phần cùi thịt, 1 máy xay sinh tố

Cách thực hiện: Lọc phần thịt, chú ý loại bỏ vỏ và phần dựa vàng để tránh gây kích ứng đường ruột, sau đó đem rửa sạch và cho vào máy xay sinh tố cùng với nước . Rót ra ly và có thể uống được ngày.

Lưu ý: Nên sử dụng 2 lần/ngày, kiên trì áp dụng để thấy được sự thay đổi.

3.3 Nha đam và tinh bột nghệ


Nguyên liệu: Nha đam khoảng 2 – 3 lá, cam thảo (6g), dạ thảo(20g), nghệ vàng (20g).

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị vào sắc cùng với khoảng 3 – 4 chén nước. Sau khi sôi từ 5 -7 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống hàng ngày.

Lưu ý: Mỗi thang chia thành 3 lần uống trong ngày, trước ăn 10 phút.

Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng cây rau mương

3.4 Nha đam kết hợp với nước dừa


Thực tế với người không quen thì mùi vị của nha đam hơi khó uống. Do vậy, người bệnh có thể kết hợp cùng với nước dừa.

Xay nhuyễn và uống chung 2 loại nước sẽ khiến dạ dày dịu hơn, đồng thời đem lại cho bạn làn da căng mọng và khỏe khoắn.

3.5 Chè đậu xanh nha đam


Nguyên liệu: Nha đam tuoir 1 lá, đậu xanh 200g, đường, sắn dây, dầu chuối tạo mùi.

Cách thực hiện: Lọc phần thịt nha đam, thái nhỏ, vắt chanh và bóp hết nhớt của nha đam. Đậu ngâm từ trước, sau đó vớt ra, đun nhừ rồi lần lượt cho bột sắn và nha đam vào. Cuối cùng đun vừa chín tới, để ấm và cho đường tùy ý thích. 

Lưu ý: Không nên ăn thay cơm, thay tinh bột.

4. Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam 


Dưới đây là một số lưu ý cho bệnh nhân khi áp dụng phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam:

Không nên uống quá 80 – 90ml nước ép nha đam/ngày, nên uống từ 30 – 60ml.


Khi chế biến nha đam, chú ý loại bỏ sạch gai nhỏ, phần nhựa nhớt và lớp mủ vàng vì lớp mủ này có chứa Aloin gây kích ứng đường ruột, có nguy cơ gây tiêu chảy.               

phan-cui-thit-nha-dam-can-duoc-ve-sinh-sach-se

Phần cùi thịt nha đam cần được vệ sinh sạch sẽ

  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc dị ứng với nha đam.


    Liều lượng sử dụng mang tính chất tương đối, người bệnh nên trực tiếp theo dõi những biểu hiện của cơ thể để thấy được hiệu quả và điều chỉnh.

  • Không tự ý tăng liều lượng hoặc dùng kết hợp nhiều bài thuốc khác cùng lúc vì có thể gây ngộ độc hoặc làm bệnh chuyển biến xấu hơn.

  • Đối với người bệnh đang phải điều trị song song nhiều bệnh lý như tiểu đường, lợi tiểu, Digoxin,…, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng


    Kết hợp tích cực với lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, để cơ thể nghỉ ngơi khi cần, hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thực quản.

  • Thực tế, nha đam an toàn, không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên một số sản phẩm từ lá nha đam có hàm lượng Aloin cao, một loại thuốc nhuận tràng có thể gây tiêu chảy.

  • Bên cạnh nha đam, nghệ cũng được coi là “thần dược” trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày. Tinh chất curcumin trong nghệ có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và làm lành nhanh các tổn thương của niêm mạc.

  • Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra tinh bột nghệ tươi có khả năng hòa tan kém theo đường uống thông thường, thường chỉ 1 – 3% hấp thu qua đường máu, đây được coi là một hạn chế.

    Dạ Dày Happy là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ứng dụng công nghệ Novasol chuyển giao từ CHLB Đức cùng với một số thành phần hoạt chất quan trọng tạo nên phức hệ siêu phân từ GBC – P giúp tăng hiệu quả hấp thu tinh chất hạt Curcumin lên gấp nhiều lần, khắc phục hạn chế của curcumin tự nhiên, hồi phục nhanh thể trạng và rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh, giảm viêm loét, trào ngược, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

    Nằm trong các phương pháp dân gian, nha đam là một dược liệu đa năng. Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam không phản khoa học, nhưng muốn cải thiện phải dùng đúng liều. Nếu như các thông tin thu thập chưa đầy đủ, người bệnh nên tìm tới việc sử dụng các sản phẩm có liều lượng cụ thể và được tư vấn lộ trình cải thiện rõ ràng, bởi dạ dày khỏe mới có thể thoải mái nhâm nhi, tận hưởng mọi hương vị.

    Những thông tin chúng tôi cung cấp không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên bác sĩ.

Nguồn tham khảo: Dạ Dày Happy