Dạ dày là gì?

Dạ dày còn gọi là bao tử - một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Nó là 1 túi đựng thức ăn được nối với tá tràng. Một dạ dày bình thường sẽ chứa được khoảng 1-1,5 lít dung lượng đồ ăn uống.

Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày có cấu tạo gồm 2 bộ phận hang vị và thân dạ dày. Bề ngoài dạ dày có cấu tạo 4 lớp là: thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc và niêm mạc.

Chức năng của dạ dày

- Các chức năng chính của dạ dày bao gồm: vận động, nhu động, bài tiết và tiêu hóa. - Chức năng vận động dựa vào sự co thường xuyên ở lớp cơ dạ dày. Khi chứa đầy thì trương lực dạ dày bị giảm còn khi dạ dày rỗng hoặc vơi thì trương lực lại tăng cao. - Sự nhu động của dạ dày xảy ra khi thức ăn xuống dạ dày khoảng 5-10p. Thức ăn càng xuống đến gần tâm vị thì sự nhu động càng tăng. Kết quả là co bóp nhào trộn, nghiền nhỏ thức ăn với dịch vị và đưa thức ăn xuống ruột.


- Một ngày dạ dày có thể bài tiết 1,5l dịch vị protein, albumin, globuin miễn dịch và các axit amin cũng như các enzym như: Pepsinozen, pepsin, glucid, glycoprotein… - Chức năng tiêu hóa có tác dụng điều chỉnh đóng hoặc mở môn vị giúp kích thích bài tiết dịch hoạt hóa các men tiêu hóa. Khi đó dạ dày sẽ sản xuất secretin để kích thích bài tiết dịch tụy..

Nguyên nhân đau dạ dày

hình ảnh

- Do hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân mắc bệnh đau bao tử phổ biến hiện nay. Thuốc là có rất nhiều chất độc hại làm tăng việc bài tiết HCL và Pepsin (đây là 2 nguyên nhân dẫn đến việc mòn lớp niêm mạc dạ dày).


- Do ăn uống không khoa học: Việc ăn uống sinh hoạt không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa như: đại tràng, ruột thừa và đặc biệt là đau dạ dày. Do một số thói quen ăn uống nghỉ ngơi không khoa học đúng giờ hay do thực phẩm không đảm bảo, ăn nhiều đồ cay nóng….dẫn đến khả năng gây bệnh càng lớn hơn.


- Do uống rượu bia: Rượu bia được xem là các loại đồ uống hàng đầu gây ra bệnh lý về tiêu hóa và tổn hại sức khỏe. Hầu hết các chất có trong rượu bia đều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày hay nặng hơn là chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.


- Do vi khuẩn HP: Theo tìm hiểu tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì hơn 75% những ca mắc bệnh đau bao tử đều do nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP sau một thời gian cư trú trong dạ dày sẽ gây tổn thương cho niêm mạc dẫn đến việc viêm loét gây ra tình trạng đau dạ dày.


- Do stress, căng thẳng: Tinh thần căng thẳng gây ra hiện tượng co thắt dạ dày từ đó kích thích quá trình nhu động ruột làm bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế trong khi chữa trị bệnh dạ dày thì bác sỹ tại baosonhospital luôn khuyến cáo rằng người bệnh cần phải luôn luôn giữ tinh thần tốt tránh ảnh hưởng quá trình trị bệnh.

Dấu hiệu triệu chứng đau dạ dày

- Đau bụng vị trí trên rốn (vùng thượng vị): Đau dạ dày đau bên nào? vị trí nào, chỗ nào...? Hầu hết người bị đau dạ dày ban đầu đều có dấu hiệu đau bụng vị trí phía trên rốn hay còn gọi là đau bụng vùng thượng vị. Ngoài ra người bệnh có khi còn đau bụng âm ỉ hoặc đau một cách dữ dội liên tục trong một khoảng thời gian. Đau bụng vị trí trên rốn ngày càng dày và nặng hơn hoặc đau khi quá no, đau bụng khi quá đói… là một trong những triệu chứng nhận biết của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn đầu.


- Đầy bụng khó tiêu: Khi cơ thể có một số hiện tượng như đầy hơi, chướng bụng khó tiêu hóa, sau khi ăn thì bị đau bụng mức độ nhẹ thì bạn cần theo dõi hoặc đi khám tại một số bệnh viện uy tín như Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn để có thể phát hiện bệnh đau bao tử sớm nếu để lâu bệnh sẽ có các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.


- Ợ chua, ợ hơi: Khi bao tử bị rối loạn vì vậy thức ăn khó tiêu lên men và gây ra một số triệu chứng nhận biết dễ dàng như ợ hơi, ợ chua. Nếu bạn đang bị tình trạng ợ hơi, ợ chua liên tục thì cần đi kiểm tra và chẩn đoán bệnh ngay có thể bạn đang bị bệnh đau dạ dày.


- Buồn nôn hoặc nôn: Khi bị đau dạ dày nhẹ hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn ói. Nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu này thì cần chú ý đi khám và kiểm tra dạ dày tránh việc thức ăn trào ngược từ dạ dày ra ngoài dẫn đến việc rách thực quản tổn thương niêm mạc gây ra các bệnh dạ dày nguy hiểm.


- Đại tiện ra máu: Khi có triệu chứng đại tiện (đi cầu) ra máu thì đây là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày. Khi bị đại tiện ra máu, nôn ra máu…kèm theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, chóng mặt…thì bạn cần phải đi khám dạ dày ngay vì có thể bạn đang bị biến chứng thành viêm loét hoặc ung thư dạ dày.

Khuyến cáo

hình ảnh

Mọi người cần ăn uống một cách khoa học, ăn uống hợp vệ sinh để hạn chế quá trình diễn tiến của đau dạ dày. Không nên sử dụng các loại đồ uống như nước ngọt có ga, rượu bia …và không nên ăn thức thực phẩm chua cay như dưa muối, chanh, tiêu, ớt…


Các loại thực phẩm nên ăn: trứng, sữa, bột ngũ cốc, rau xanh…nên uống tối thiểu 2 lit nước 1 ngày để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn cũng như việc hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chứa dầu mỡ…. Bạn có thể dùng sủi dạ dày Yakumi để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Kết luận

Cho mình xin ý kiến của bạn về vấn đề đau dạ dày ở người Việt Nam hiện nay nhé!