Nấm miệng là những mảng trắng trên lưỡi và trong khoang miệng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bỏ bú, kém ăn, quấy khóc ở trẻ. Rất nhiều phương pháp dân gian trị nấm miệng đã được lưu truyền và chứng minh hiệu quả khi sử dụng cho bé.

hình ảnh

I. Bốn mẹo trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian

1. Rau ngót 

Rau ngót là loại rau thường xuất hiện trên mâm cơm của gia đình Việt. Lá cây rau ngót có chứa nhiều axit amin thiết yếu, canxi, photpho, vitamin C…

Theo Y học cổ truyền, rau ngót có rất nhiều tác dụng như tiêu độc, thông huyết, chữa ho… Ngoài ra, rau ngót còn có khả năng trị nấm miệng khá hiệu quả. 

Cách sử dụng rau ngót trị nấm miệng

  • Lấy khoảng 10g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. 
  • Lấy 1 miếng gạc mềm quấn lên đầu ngón tay, nhúng vào nước lá rau ngót vừa giã.
  • Dùng gạc lau nhẹ lên vùng lưỡi, khoang miệng và lợi của trẻ. 

Mỗi ngày làm như vậy 2-3 lần. Sau khoảng 3 ngày, nấm miệng sẽ cải thiện đáng kể. 

2. Lá trà xanh

Bên cạnh việc là thức uống giải nhiệt, làm mát cho mùa hè, lá trà xanh còn được biết đến với nhiều công dụng khác như: chống lão hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư… Vì vậy, lá trà xanh là thứ rất sẵn có ở nhiều gia đình. Với nấm miệng ở trẻ nhỏ, trà xanh cũng được cho là có tác dụng khá tốt. 

Cách sử dụng lá trà xanh trị nấm miệng: 

  • Đun vài lá trà xanh với một chút nước, lưu ý cho thêm vài hạt muối. 
  • Dùng nước trà để nguội đánh tưa lưỡi như với nước lá rau ngót.

Do một số chất có trong lá trà nên phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. 

3. Cỏ nhọ nồi và mật ong

Cỏ nhọ nồi (còn có tên Cỏ mực) là loài cây dại có mặt ở mọi miền quê Việt Nam. Dù rất dễ trồng, dễ kiếm nhưng loài cây nhỏ bé này lại cho nhiều công dụng tuyệt vời như: cầm máu, hạ sốt, chữa tóc bạc sớm, đau dạ dày…

Y học cổ truyền cũng ghi nhận tác dụng trị nấm miệng của cỏ nhọ nồi với bài thuốc: 

  • Lá cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã lấy khoảng 10ml nước. 
  • Trộn lẫn 10ml nước lá cỏ nhọ nồi với khoảng 1ml mật ong
  • Dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp trên vào lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ. 

Phương pháp này nên được áp dụng 2-3 lần/ngày. Cần chú ý lựa chọn loại mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng để sử dụng cho trẻ.

4. Lá mít và mật ong 

Khi nhắc đến mít, nhiều người thường chỉ nghĩ tới quả của nó vì cho những múi mít ngon, ngọt và dễ ăn. Trên thực tế, tất cả các bộ phận của cây mít đều có thể làm vị thuốc chữa bệnh. Lá mít với tính bình và khả năng tiêu độc tuyệt vời đã được ứng dụng trong chữa trị rất nhiều bệnh như: mụn nhọt, tăng huyết áp, viêm, tắc sữa sau sinh, nấm miệng…

Cách sử dụng lá mít trị nấm miệng: 

  • Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than. 
  • Trộn than lá mít với một lượng mật ong vừa đủ để tạo hỗn dịch sệt.
  • Dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp vào chỗ có tưa lưỡi 2-3 lần/ngày.

II. Nhược điểm của những phương pháp dân gian trị nấm miệng

Những bài thuốc trên được lưu truyền lâu đời nhưng lại chưa được kiểm chứng về mặt khoa học. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, nhiều bài thuốc dân gian hiện nay kém phát huy tác dụng vì không còn được bào chế từ cây cỏ sạch. Vì vậy, nấm miệng có khi không được tiêu diệt mà còn phát triển mạnh hơn. 

Theo PGS. Dũng, khi trẻ bị nấm miệng, cha mẹ tốt nhất nên đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng dung dịch kháng khuẩnhoặc dùng thuốc kháng nấm phù hợp.  

Khi trẻ mới bị nấm nhẹ, dung dịch kháng khuẩn được ưu tiên vì ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, niêm mạc miệng của trẻ rất mong manh và dễ bị trợt loét. Vì vậy, dung dịch kháng khuẩn cũng cần phù hợp với các tiêu chí: 

  • An toàn cho trẻ, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Diệt nấm nhanh và mạnh để nấm miệng nhanh khỏi, trẻ mau ăn ngoan, ngủ tốt và khỏi quấy khóc.   
  • Không chứa cồn, pH trung tính, không làm khô rát, gây xót da, niêm mạc miệng trẻ. 
  • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng. 
  • Được kiểm chứng chất lượng và được cấp phép lưu hành. 

Nguồn Dizigone.vn