Nhà vi sinh học Giulia Enders cho rằng ngồi xí bệt đi đại tiện làm tỷ lệ người phương Tây mắc bệnh trĩ, viêm ruột thừa cao hơn người Châu Á.



Theo The Guardian, trong cuốn sách Charming Bowels (tạm dịch: Hãy đối xử tốt với đường ruột), nhà vi sinh học người Đức này giải thích việc ngồi xí bệt đi đại tiện là sai, khiến cho quá trình đào thải phân kéo dài thêm. Vì khi đứng hay ngồi thẳng, trực tràng không được mở ra hoàn toàn mà bị thắt nút. Chính điều này làm hậu môn chịu áp lực và phân không được xả sạch hoàn toàn.



Enders cho rằng hẹ tiêu hóa là “cố vấn quan trong nhất của bộ não”, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thần kinh và tiêu hóa. Do vậy, chúng ta không nên xem thường tư thế đi đại tiện mà phải biết ngồi đúng cách.




Ngồi xí bệt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


Theo Enders, cách ngồi tốt nhất cho hệ tiêu hóa khi đi đại tiện là ngồi xổm. Vì ở tư thế này, áp lực ở hậu môn sẽ giảm đi, trực tràng không bị tạo nút thắt như ngồi bệt, việc đại tiện sẽ “nhẹ nhàng” và dễ dàng hơn. "Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người ngồi xổm đi đại tiện, họ hầu như không mắc bệnh viêm ruột thừa hoặc trĩ," The Guardian dẫn lời Enders.



Joseph Mercola, một bác sĩ người Mỹ chia sẻ thêm: “Ngồi xổm là tư thế tự nhiên lâu nay, ép sát đầu gối với thân trên hơn, thay đổi khoảng cách giữa đường ruột và cơ hậu môn, tối ưu hóa chúng trong quá trình đại tiện.”







Ngồi xổm là tư thế đúng cách, không cản trở quá trình đại tiện.





Khi dùng xí bệt, cơ mu trực tràng sẽ kéo trực tràng, tạo thành đường quanh co, kéo dài thời gian đại tiện (trái). Tư thế ngồi xổm giữ thẳng trực tràng và tạo ít áp lực xuống phần mông hơn, khiến việc xả rỗng ruột nhanh chóng và ít gây hại hơn (phải)



Trong cuốn sách của mình, Enders còn hướng dẫn cách thay đổi tư thế từ ngồi bệt sang ngồi xổm mà không cần phải thay mới nhà vệ sinh. Vì đa phần người dân phương Tây sử dụng nhà vệ sinh ngồi bệt, nên cần đặt hai bàn chân lên một vật cao hơn mặt đất để đầu gối ép vào cơ thể và người hơi nghiêng về trước.


Hệ tiêu hóa là hệ cơ quan ít được quan tâm nhất của cơ thể. Chúng ta thường xuyên bỏ qua những tín hiệu khi cần đánh rấm hay đại tiện của hệ tiêu hóa vì một lý do nào đó. Chính thái độ “lơ là” khiến chúng ta mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng về tiêu hóa vàđường ruột.


Vì thế Enders chọn nghiên cứu đề tài này và xuất bản thành cuốn sáchCharming Bowels (tạm dịch: Hãy đối xử tốt với đường ruột) để mang đến mọi người cái nhìn đúng đắn hơn về việc bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa trong sinh hoạt hằng ngày.