Loét tì đè thường xảy ra ở những bệnh nhân liệt phải nằm lâu, tai biến… Vị trí loét xảy ra ở các vị trí bị áp lực tì, nén, như vùng cùng cụt, khuỷu tay, bả vai, gót chân… Trong đó, loét tì đè vùng cùng cụt là vùng nhanh, dễ mắc nhất và cũng khó chăm sóc nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách xử lý vết loét xương cùng cụt hiệu quả nhất.

hình ảnh

I. Vì sao bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt?

Loét khởi đầu khi có áp lực đủ lớn tì đè vào vùng da, nhất là những vùng da sát xương. Khi áp lực này lớn hơn áp lực mao động mạch bình thường, vùng da đó sẽ bị gây rối loạn chuyển hoá, viêm nhiễm và cuối cùng là hoại tử.

Giai đoạn đầu của quá trình này có thể tự bù trừ bằng sự giãn mạch chủ động, tăng cường tưới máu tại chỗ. Nhưng khi lực tì đè đủ lớn và kéo dài tới 2 giờ liên tục, khả năng này bị vượt quá giới hạn, và tổn thương bắt đầu xảy ra.

Loét vùng cùng cụt hay gặp ở những người nằm lâu do tai biến, sau các phẫu thuật lớn (nhất là phẫu thuật gãy xương đùi), bị liệt, những bệnh nhân có tổn thương về tủy sống không vận động được, đặc biệt là người tuổi cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:

  • Nằm ngửa hoặc ngồi quá lâu
  • Ma sát
  • Tuổi cao
  • Dinh dưỡng kém
  • Vệ sinh và độ ẩm
  • Trọng lượng
  • Các yếu tố khác

Tinh thần, mất nước, các bệnh mãn tính thiếu máu, đái tháo đường, lạm dụng thuốc, và trang thiết bị kém chất lượng…

3. Các bước xử lý vết loét xương cùng cụt hiệu quả

Ở giai đoạn 1 và 2, loét xương cùng cụt có thể được xử lý tại nhà theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh vết loét xương cùng cụt

  • Dùng gạc thấm nước muối sinh lý 0,9% lau sạch dịch mủ và mô chết ở vết loét.
  • Nếu vết loét đã ăn sâu, dịch mủ viêm chảy ra nhiều, có mùi hôi thối, bệnh nhân cần được các nhân viên y tế chăm sóc, vì vết loét đã phát triển qua giai đoạn nặng.

Bước 2: Làm sạch vết loét xương cùng cụt bằng dung dịch sát khuẩn

  • Sát khuẩn sẽ giúp vết loét không nhiễm trùng, giảm thiểu nguy cơ tổn thương ăn sâu và lan rộng, khử mùi khó chịu tại vết loét. Khi đó, quá trình lành thương có thể diễn ra nhanh hơn.
  • Căn cứ vào tình trạng vết loét, lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp. Vì nhiều sản phẩm sát khuẩn (cồn, oxy già…) có tác động rất mạnh, có thể gây xót và tổn thương mô, khiến vết loét chậm lành, thậm chí bị tổn thương hơn. Ví dụ với Povidon iod 10%, bạn cần pha thêm theo tỉ lệ 1/10 khi dùng. Hoặc bạn có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn ion dịu nhẹ như Dizigone

Bước 3: Thoa kem dưỡng ẩm

  • Kem dưỡng ẩm có tác dụng giúp da kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm, dưỡng ẩm, dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
  • Một số loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho vết loét xương cùng cụt như Kem Dizigone Nano Bạc, kem vaseline, kem lanolin…

Bước 4: Băng vết loét xương cùng cụt

  • Với vết loét nhẹ hoặc đã khô se thì bước này không cần thiết phải làm. Giữ thông thoáng cho vết loét để quá trình hồi phục diễn ra tự nhiên và nhanh chóng hơn.
  • Với các vết loét rộng, cần băng bó bằng băng hydrocoloid hoặc gạc mỡ để giúp vết loét nhanh lành hơn, không bị ảnh hưởng bởi va chạm, cọ xát.
  • Không băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới lưu thông máu, gây đau đớn cho người bệnh.
  • Thay băng ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh và theo dõi tiến triển vết loét.

Nguồn Viendalieu.com.vn