Bệnh tay chân miệng rất dễ gặp ở trẻ và có thể khiến bệnh nhi tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm. Nó có thể lây từ người sang người và phát triển thành dịch bệnh. Bệnh này do virus đường ruột gây ra với biểu hiện chính là: Xuất hiện tổn thương trên da hoặc niêm mạc ở dạng phỏng nước. Nó thường tập trung tại các vị trí như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh phổ biến. Ảnh minh họa

Bệnh này chủ yếu lây truyền theo đường tiêu hóa từ nước bọt, nốt phỏng nước và phân của trẻ bị bệnh. Vì vậy, trẻ rất dễ lây khi đi học tại nhà trẻ, nơi tập trung đông người.

Tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm. Song, nó thường bùng phát mạnh mẽ vào tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng về não bộ, biến chứng tim mạch, hô hấp... Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong vì tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng dễ gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, vì sao?

Tay chân miệng là bệnh lây lan do một số chủng virus. Trong đó, loại thường gặp nhất là coxsackie A16 hoặc virus Entero 71. Đây là hai loại chính gây nên căn bệnh truyền nhiễm này. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ nhiễm nhất và cũng có nguy cơ trở nặng cao nhất.

bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh này hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:

  • Trẻ hay tiếp xúc với dịch ở mũi, cổ họng, phân của các bé mang mầm bệnh.
  • Bé dưới 5 tuổi hay có thói quen ngậm hoặc hơi chung đồ chơi với nhau khi đi mẫu giáo, nhà trẻ. Đây là môi trường thuận lợi để virus phát triển và lây lan nhanh chóng. Vì vậy, chỉ cần một bé mắc bệnh thì nguy cơ lây cho các bé khác là rất cao.
  • Trẻ dưới 5 tuổi cũng chưa có ý thức tự giác lẫn kiến thức phòng ngừa bệnh tật. Vì vậy, trẻ nếu không được dạy và hướng dẫn vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Bài viết bạn nên xem: 4 sai lầm của mẹ khiến bệnh tay chân miệng của con trở nặng: Đối mặt nguy cơ không qua khỏi

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì, tránh gì để nhanh khỏi

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Để giúp trẻ sớm hồi phục, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm, tránh xa những loại gây hại. 

1. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Theo đó, trẻ mắc bệnh này nên sử dụng các loại món ăn vừa giàu dinh dưỡng lại có lợi cho hệ tiêu hóa. Điều này sẽ nhằm tăng cường sức khỏe, từ đó mà bé nhanh chóng phục hồi hơn. 

bệnh tay chân miệng nên ăn gì

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn uống các món dễ tiêu. Ảnh minh họa

Cụ thể:

  • Những loại thức ăn dạng lỏng, mềm: Các món cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ hay súp là lựa chọn thích hợp. Bởi, chúng thường có giá trị dinh dưỡng cao mà lại dễ hấp thu, không gây đau rát. Hơn nữa, khi bị bệnh, hệ tiêu hóa của con rất mệt mỏi. Vì vậy, các món này sẽ không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất, mẹ nên kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để nấu cho bé.
  • Thực phẩm thanh mát: Khi trẻ bị tay chân miệng, cơ thể bé có xu hướng bị nóng trong, gây nhiệt. Lúc này, việc sử dụng các loại thực phẩm có tính thanh mát sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Mẹ có thể kết hợp bột sắn dây vào khẩu phần ăn hàng ngày. Hoặc, bạn cho trẻ ăn đu đủ... Những loại này không chỉ giàu vitamin, giúp vết loét nhanh lành mà còn tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Trứng: Các món ăn từ trứng thường mềm, dễ nhai, dễ nuốt mà vẫn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể bé. 
  • Uống nhiều nước: Khi mắc bệnh, trẻ có thể bị mất nước. Vì thế, bạn nên bổ sung thêm nước cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như nước cam, chanh, sữa chua... Chúng không chỉ giữ nước mà còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhanh chóng đào thải virus ra ngoài. 
  • Ăn kem hoặc đồ lạnh: Nhiều mẹ nghĩ rằng con ốm thì không nên cho ăn, uống đồ lạnh. Nhưng trên thực tế, kem hay các đồ uống lạnh như sữa, nước đá có thể làm dịu cơn đau của vết loét quanh miệng. Điều đó sẽ khiến bé đỡ đau hơn. Ngoài ra, chúng còn có thể giải nhiệt, làm dịu cảm giác nóng trong.

2. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thứ có lợi thì khi chăm sóc, cha mẹ cũng nên tránh những thực phẩm có hại với trẻ. Đây là những thứ có thể khiến tình trạng bệnh của bé thêm nghiêm trọng. 

Những thực phẩm này gồm:

  • Thực phẩm giàu arginine: Đây là một loại axit amin có thể làm tăng sự sinh trưởng của virus. Do đó, nếu mẹ cho bé ăn nhiều sẽ khiến virus sinh sôi. Điều này vô tình làm tăng tốc độ nghiêm trọng của bệnh. Nhóm thực phẩm này gồm chocolate, đậu phộng, nho khô và các loại hạt.
  • Không cho trẻ ăn các món cay nóng hay món được nêm nếm mặn. Bởi, chúng sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa và khiến bệnh dễ trở nặng.
  • Đồ ăn cứng cũng không nên cho bé ăn. Bởi, khi bị bệnh này, miệng bé xuất hiện các vết loét. Nếu ăn vào thì sẽ khiến các vết loét bị kích thích nặng nề. Từ đó gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn cho con trẻ. Thậm chí, nó còn làm chậm quá trình phục hồi của bé.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa cũng không có lợi cho cơ thể trẻ khi đang bệnh.
  • Không nên cho bé ăn nhiều thịt và các loại phô mai, bơ. Bởi, những thứ này khiến da tiết dầu nhiều. Khi đó, bệnh sẽ có thể trở nặng nhanh.

Bài viết nên xem: Sau 3 ngày đi học, bé 2t bị tay chân miệng, mẹ xem camera thì thấy cô dùng chung bát, thìa cho cả lớp

Đây là những thứ nên ăn và không nên ăn khi trẻ bị bệnh tay chân miệng. Phụ huynh nên lưu ý để giúp bé sớm bình phục, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm: 

BS giải đáp 'trẻ ốm sốt, bị tay chân miệng có phải kiêng tắm': Mẹ làm sai con rất lâu khỏi, bệnh càng nặng

Trẻ nhập viện do tay chân miệng tăng nhanh: BS cảnh báo dấu hiệu nặng cần phát hiện sớm