Lâu nay mọi người thường lo lắng việc con bị dậy thì sớm và luôn cố gắng ngăn cản việc này. Nhưng với trẻ dậy thì muộn còn phức tạp hơn đấy.

Đây là giai đoạn bước ngoặt bắt buộc phải có để chuyển từ một 'đứa trẻ' thành 'người trưởng thành'. Dù nó diễn ra sớm hay muộn đều không tốt và bố mẹ nên để ý vì có thể con đã mắc bệnh nào đó gây ra sự phát triển bất thường.

Theo các chuyên gia, quá trình dậy thì thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 8-13 đối với trẻ gái và 9-14 đối với trẻ trai. Các dấu hiệu của dậy thì bao gồm chiều cao phát triển nhanh, phát triển tuyến lông, mọc mụn trứng cá, vỡ giọng...

Cũng chính vì vậy mà nhiều gia đình khi thấy con đã vượt qua độ tuổi này vẫn chưa chịu dậy thì, lại rất lo lắng.

Có trường hợp một nam sinh còn lên báo than thở 17 tuổi rồi mà vẫn chưa thấy những dấu hiệu thay đổi như bạn bé xung quanh, không biết bản thân mình có vấn đề gì không.

Về những thắc mắc này thì mình thấy Bác sĩ Nguyễn Văn Học, Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã trả lời đầy đủ trên báo VNE rồi, mọi người vào đọc sẽ rõ con em mình đang ở độ tuổi này có dậy thì muộn hay không nha.

hình ảnh

Cơ thể của trẻ có sự thay đổi cả về thể chất và tâm lý khi dậy thì. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy 17 tuổi chưa có dấu hiệu dậy thì có sao không

Theo bác sĩ Học chia sẻ trên báo VNE, trẻ được xem là dậy thì muộn, đối với bé gái không phát triển tuyến v.ú khi 13 tuổi hoặc không có 'dâu' đầu tiên trước 16 tuổi. Còn đối với bé trai, không tăng thể tích t.inh h.oàn lúc 17 tuổi.

Các bác sĩ nội tiết cũng phân tích, khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ bắt đầu có những thay đổi. Tâm sinh lý của các bé cũng biến đổi so với giai đoạn trước.

Với nữ giới, biểu hiện cơ thể dễ nhận thấy nhất là sự phổng phao nhanh chóng của cơ thể, ngực phát triển, hông nở nang, mọc lông , các đường cong cơ thể xuất hiện...

Với nam giới, biểu hiện là chiều cao, cân nặng sẽ phát triển nhanh, chóng, cơ bắp bắt đầu phát triển, vai mở rộng. Điều dễ nhận thấy nhất là tiếng nói trở nên trầm do thanh quản phát triển to rộng ra, có ria mép, râu cằm, lông mu, lông nách, đặc biệt có hiện tượng phóng t.inh lần đầu.

Những thay đổi này là do các hormone giới tính (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) khiến cơ thể trẻ phát triển và thay đổi để dần đi đến giai đoạn trưởng thành.

Chính vì thế, nếu trẻ trong độ tuổi nói trên vẫn chưa thấy hiện tượng dậy thì xuất hiện, điều này có thể trẻ đã mắc chứng dậy thì muộn. Khi ấy, các em vẫn trải qua lứa tuổi này mà không thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi nào của cơ thể.

hình ảnh

BS phân tích nguyên nhân khiến trẻ dậy thì muộn. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bác sĩ Học cho biết, dậy thì muộn được phân loại thành các loại như sau:

- Dậy thì muộn toàn thể: Với dạng này không có xét nghiệm mà thường phải chẩn đoán loại trừ.

Theo bác sĩ Học, biểu hiện của dạng này là giảm tốc độ phát triển trong những năm đầu rồi bình thường, sau đó sẽ giảm trong những năm đầu tuổi thiếu niên kèm theo giảm tiết hormone tăng trưởng.

Nếu như trong gia đình có người bị chậm dậy thì, sẽ chậm phát triển xương, giảm chiều cao. Ngoài ra, khứu giác của trẻ có thể giảm hoặc mất hoàn toàn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đột biến gene, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính, chứng chán ăn thần kinh, do hoạt động thể lực quá mức, xạ trị, hóa trị, mẹ dùng cocaine, ngộ độc valproate...

- Dậy thì muộn do suy sinh d.ụ.c nguyên phát: Đây là dạng loạn sản như suy chức năng buồng trứng do nguyên nhân tự miễn, suy chức năng buồng trứng sớm không do tự miễn, hội chứng Turner, loạn sản 46XY, hội chứng nữ 46XX, hội chứng t.inh h.oàn biến mất, hội chứng Klinefelter, hội chứng Noonan, bất thường về chuyển hóa galactose, hội chứng Down...

Vì thế theo bác sĩ Học, trong trường hợp này nam sinh 17 tuổi ở trên cần thêm thông tin về bệnh sử gia đình và cần đến các cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân gây chậm dậy thì.

"Một số vấn đề cần làm rõ để xác định nguyên nhân dậy thì muộn như nam sinh này miêu tả, là có đang điều trị bệnh gì khác không? Có điều trị tật "chỗ tế nhị" bé hoặc t.inh h.oàn ẩn không?

Ngoài ra, các thành viên khác trong gia đình dậy thì ở độ tuổi nào? Có thành viên gia đình nào bị tật mất khứu giác hoặc bệnh thần kinh không? Có thành viên gia đình nào bị vô sinh không?

Hơn nữa, bản thân nam sinh này có bị rối loạn ăn uống không? Có phải là người học làm vũ công không? Có tham gia thể dục thể thao mang tính cạnh tranh mạnh không?", bác sĩ Học nói.

Cần ghi lại quá trình tăng trưởng, thay đổi tốc độ tăng trưởng, sụt cân, chỉ số khối cơ thể (BMI), cân nặng so với chiều cao để xác định trẻ có dậy thì muộn hay không.

Theo bác sĩ Học, tại bệnh viện thì quá trình khám tập trung vào đặc điểm cơ thể lệ thuộc estrogen và androgen. Ở bé trai nếu đo được chiều dài t.inh hoàn trên 2,5 cm hoặc thể tích trên 4 ml là báo hiệu bắt đầu dậy thì.

Nếu giảm GnRH sẽ gây tình trạng "chỗ tế nhị" nhỏ. T.inh h.oàn nhỏ, cứng và nhất là khi có nữ hóa tuyến vú ở bé trai, có khả năng do hội chứng Klinefelter (một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp NST giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X).

"Các bác sĩ sẽ dựa vào tỷ lệ chiều cao phần trên - dưới, chiều dài và chiều cao của sải tay... nếu tay chân dài quá khổ, có thể chẩn đoán có thể tình huống suy s.inh d.ục trong hội chứng Kallmann hoặc loạn sản 46XY", bác sĩ Học cho biết..

Theo chuyên gia này, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, đánh giá chức năng tuyến giáp, chụp X-quang xương quyết định tuổi xương để đánh giá mức độ dậy thì muộn, chụp MRI não để xác định hành khứu teo nhỏ hoặc biến mất.

"Tất cả những điều này giúp theo dõi phát triển trong thời gian tới, giúp ước tính chiều cao cuối cùng...", chuyên gia này cho biết.

Trên đây là những phân tích của chuyên gia trên báo chí, giờ thì mọi người cũng đã rõ trẻ có thể dậy thì muộn là vì sao rồi. Mọi người có con trong độ tuổi này nhớ để ý xem bé nhà mình có phát triển bình thường hay không nha.

Nguồn: Tổng hợp