Viêm phế quản là bệnh rất dễ gặp ở trẻ. Nếu không điều trị, bệnh sẽ phát triển và gây ra nhiều hệ lụy với các bé.

Trẻ nhỏ là đối tượng có tình trạng sức khỏe yếu, hệ miễn dịch chưa đầy đủ. Vì vậy, các bé rất dễ mắc bệnh nhất là viêm phế quản. Nếu không được điều trị ngay, bệnh sẽ tiến triển và có nguy cơ trở thành viêm phổi. 

viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh dễ gặp ở trẻ. Ảnh minh họa

Vì vậy, khi trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên tìm hiểu các cách điều trị giúp chấm dứt tình trạng này nhanh chóng. Dưới đây là một số biện pháp mà phụ huynh có thể áp dụng chữa cho con ngay tại nhà.

Cách chữa viêm phế quản cho bé tại nhà

Những biện pháp này không đòi hỏi tốn quá nhiều công sức lại lành tính. Vì vậy, chúng thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ.

1. Dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên

Nguyên liệu từ thiên nhiên thường lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, nó hay đươc mọi người sử dụng để chữa nhiều bệnh. Trong đó có viêm phế quản ở trẻ. 

Khi trẻ bị bệnh, bạn có thể sử dụng một số loại sau:

  • Mật ong và chanh: Nước chanh mật ong có tác dụng cung cấp vitamin và làm dịu cổ họng, giảm ho khan, đau họng. Bạn chỉ cần lấy vài thìa mật ong pha với nước ấm rồi thêm vài giọt nước cốt chanh vào. Sau đó, khuấy đều lên và cho bé uống là được. Loại nước này không chỉ giúp điều trị bệnh mà còn có thể cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, mật ong không thích hợp dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Cam thảo: Trong cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhizic. Nó có tác dụng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn. Từ đó giúp giảm ho, kháng viêm và giảm tình trạng dị ứng.
  • Gừng: Loại củ này có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện hệ miễn dịch ở hệ hô hấp. Bạn có thể thái lát gừng mỏng rồi cho vào cốc nước sôi cho tinh dầu ra nước. Sau đó, thêm vào thìa mật ong cho bé uống.
  • Tỏi: Đây cũng là thứ nguyên liệu 'cây nhà lá vườn' rất được các mẹ yêu thích. Nó có tác dụng điều trị các bệnh về mũi họng hiệu quả. Tỏi có chức năng ức chế sự phát triển của virus gây viêm phế quản. Từ đó, điều trị dứt điểm bệnh ở trẻ.

2. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên khuyến khích con uống nhiều nước. Bởi, nước sẽ làm loãng chất nhầy và đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn. 

cách chữa viêm phế quản cho bé tại nhà

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, khi trẻ bị viêm phế quản thì rất hay bị sốt. Việc bổ sung nước sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể và hạn chế tình trạng mất nước. Ngoài nước lọc ấm, mẹ có thể cho bé uống sữa, các loại nước ép trái cây nguyên chất.

3. Duy trì độ ẩm trong nhà

Khí hậu hanh khô hoàn toàn có thể khiến tình trạng của bé nặng thêm. Vì vậy, phụ huynh có thể cân nhắc đến việc cho trẻ xông hơi để làm loãng dịch nhầy, giảm ho khò khè. Tất nhiên, khi cho trẻ xông hơi cần có sự giám sát của người lớn. 

Hơn nữa, mẹ cũng nên sử dụng các loại máy tạo độ ẩm, hơi nước để giúp cân bằng độ ẩm trong phòng. Việc này giúp trẻ không bị khó thở và ho khan về đêm.

4. Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C

Những thực phẩm giàu vitamin C hoàn toàn có khả năng đẩy lùi tình trạng viêm phế quản ở trẻ. Vitamin C có tác dụng giảm sản xuất chất nhầy nên sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nhò vậy, trẻ sẽ ít bị bệnh hơn.

Những thực phẩm giàu vitamin C gồm bông cải xanh, cam, quýt, ổi, kiwi, dâu tây, bưởi, đu đủ...

5. Cho bé súc miệng bằng nước muối

Khi trẻ bị viêm phế quản, mẹ cũng có thể bảo bé súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày để loại bỏ chất nhầy. 

Một nghiên cứu ở Nhật Bản đã chứng minh: Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm 36% nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bị bệnh, sử dụng nước muối cũng sẽ tiêu viêm, giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng.

Bạn nên xem: 7 cách chữa ho có đờm dai dẳng do viêm phế quản bằng những thứ có sẵn trong bếp: Mật ong, tỏi, gừng

Trẻ bị viêm phế quản khi nào cần đưa đi viện

Khi con bị viêm phế quản, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy bé có những biểu hiện trở nặng thì phải đưa đi viện ngay. Việc này nhằm tránh tình trạng bệnh bé trở nặng sẽ rất nguy hiểm.

viêm phế quản ở trẻ

Mẹ nên quan sát trẻ để đưa con đi viện kịp thời. Ảnh minh họa

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng của bé đang ngày một nặng.

1. Sốt cao

Trẻ bị viêm phế quản thì thường hay bị sốt. Tuy nhiên, nếu thấy bé bị sốt cao trên 39 độ, đã dùng thuốc mà không đáp ứng. Đồng thời, bé lên cơn co giật thì cha mẹ nên đưa bé đi viện ngay để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

2. Khó thở, cơ thể tím tái

Với bé dưới 5 tuổi chưa nhận biết được tình trạng khó thở, cha mẹ cần quan sát xem có xuất hiện nhịp thở bất thường ở trẻ hay không. Nếu thấy bất thường thì nên đưa đi viện ngay. Để xác định xem nhịp thở của bé thế nào, hãy bảo bé đứng yên hoặc ngủ và tiến hành đếm 2 - 3 lần.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, nhịp thở của bé được tính như sau:

  • Trẻ từ 0 - 6 tháng: 30-60 nhịp/phút

  • Với bé từ 6-12 tháng: 24-30 nhịp/phút

  • Các con trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi: 20-30 nhịp/phút

  • Bé từ 6 tuổi đến 12 tuổi: 12-20 nhịp/phút

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 12-20 nhịp/phút

3. Bé ho kéo dài

Trẻ bị viêm phế quản sẽ dẫn tới những cơn ho. Song khi mẹ thấy con ho mãi không dứt, mỗi lần ho thì đỏ bừng mặt, hãy đưa bé đi viện ngay. Đây là triệu chứng cho thấy tình trạng của bé có xư hướng trở nặng.

Bên cạnh đó, nếu trẻ bỏ bú, không chịu chơi, chán ăn thì phụ huynh cũng nên đưa bé đi viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bạn nên xem: Con 5 ngày tuổi đã viêm phế quản phải dùng kháng sinh: Bà nội đang ho sốt vẫn ôm hôn cháu

Đây là những thông tin rất có ích cho phụ huynh để biết cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà. Khi bé bị bệnh, phụ huynh nên chú ý kỹ tới tình trạng của con. Nếu sử dụng các biện pháp tự nhiên mà không thuyên giảm, hãy tìm gặp bác sĩ ngay nhé.

Bài viết liên quan: 

10 món cháo rất ngon chính là thuốc tự nhiên cho người viêm phế quản mạn tính, ho lâu ngày, kể cả trẻ em

Nhà có cây chanh đừng bỏ qua 5 cách trị bệnh không tốn tiền: Lá chữa cúm, hạt trị ho - viêm phế quản