Mọi người chắc đã từng nghe rất nhiều loại dị ứng rồi, chẳng hạn như: Dị ứng hải sản, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng đồ uống… Nhưng chắc chưa ai nghe tới dị ứng môn học đúng không?. Mới nghe thì tưởng đùa nhưng lại hóa là thật. 

Đó là câu chuyện về 1 bé gái, bé này học tất cả các môn học đều không sao ngoại trừ môn Toán. Theo mẹ của bé cho biết thì cứ khi nào học môn Toán là mắt bé lại nổi những mụn đỏ xung quanh.

Cụ thể, theo thông tin báo chí đăng tải thì bé gái này 9 tuổi, người Trung Quốc bị dị ứng khi làm bài tập toán. Điều đặc biệt là bé chỉ bị dị ứng khi làm bài tập toán thôi nha, còn các môn học khác thì thể trạng của bé lại hoàn toàn bình thường.

hình ảnh

Tất cả các môn học khác (ngoài môn Toán) khi học bé đều rất bình thường. Nguồn: Intenret

Trường hợp của bé gái được chính mẹ ruột của bé quay video và đăng tải lên mạng gần đây. Người mẹ này họ Cát, ở Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, mục đích của chị là muốn chia sẻ câu chuyện về cô con gái 9 tuổi của mình bị dị ứng quanh mắt mỗi khi làm bài tập toán.

Theo đó, mỗi khi làm bài tập toán thì mắt của cô con gái thường bị ửng đỏ và nổi các nốt mụn nhỏ xung quanh

hình ảnh

Cứ học môn toán là bé lại bị dị ứng, nổi mụn quanh mắt. Nguồn: Internet

Chị Cát chia sẻ: "Mỗi lần làm bài tập toán, bé nói đau và ngứa mắt. Con càng xoa thì càng ngứa, càng xoa càng sưng đỏ".

Được biết sau đó chị Cát cũng đưa con gái tới bệnh viện để khám bệnh. Ngoài ra chị còn cho biết thêm là lúc còn nhỏ, con gái chị từng bị dị ứng với bụi và phấn hoa

Câu chuyện sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội thì đã thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả.

Một số ý kiến khác đồng ý với chị Cát, họ cho rằng có lẽ do gặp trở ngại tâm lý cũng như áp lực quá lớn về chuyện học tập nên bé gái mới mắc chứng dị ứng lạ như này.

hình ảnh

Nhiều trẻ có thể gặp trở ngại tâm lý sinh ra sợ học, ảnh minh họa, internet

Một số bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ các mẹ cần lưu ý

1. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn chủ yếu hay gặp ở các loại thức ăn từ: lạc, các loại hạt quả, cá, tôm, trứng, đậu nành, sữa và lúa mì. Triệu chứng xuất hiện sau khi trẻ ăn từ vài phút đến vài giờ, bao gồm: - Ngứa rát, phù nề lưỡi hoặc miệng, ban đỏ có thể rải rác toàn thân kèm ngứa;

- Buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng;

- Trong trường hợp nặng có thể có khó thở, tụt huyết áp và mất ý thức, đe dọa tính sự sống còn của trẻ.

- Hoặc có thể gặp dị ứng chéo giữa các loại thức ăn, một số thực phẩm chỉ gây dị ứng khi còn sống hoặc khi đã nấu chín, vì vậy mọi người cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa Dị ứng để được tư vấn thay đổi chế độ ăn hợp lý cho con bạn nha.

2. Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất hay gặp ở trẻ, tuy triệu chứng không nặng nề nhưng thường dai dẳng, gây khó chịu cho trẻ. Các triệu chứng bao gồm:

- Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi và ngạt mũi khiến trẻ thường xuyên gãi mũi, thở bằng miệng và ngủ không yên giấc. - - Trẻ bị viêm kết mạc dị ứng sẽ bị ngứa mắt, hay thấy trẻ dụi mắt, chảy nước mắt.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng thường xuất hiện tái diễn theo mùa trong năm hoặc quanh năm.

3. Nổi mề đay

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng nên cho bé đi khám ngay để điều trị kịp thời. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Khi trẻ bị nổi mề đay thường có một số dấu hiệu khá rõ như: Xuất hiện các nốt sần đỏ, sưng tấy, hình dạng không rõ ràng, ngứa ngáy, khó chịu.

Đặc biệt có những triệu chứng sau thì phụ huynh nhất định không được lơ là: Sốt, khó thở, chóng mặt; Da tấy đỏ, rát; Phù mạch, chủ yếu ở tay, chân, miệng, mí mắt...

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay ở trẻ em như: Do nhiễm khuẩn vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu nên dễ nhiễm vi rút, vi khuẩn, các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc đường hô hấp gây bệnh, do dị ứng với thức ăn, hải sản; do dị ứng thuốc hoặc do tiếp xúc với các chất gây dị ứng: phấn hoa, vết trích côn trùng, lông động vật, các chất hóa học, thay đổi thời tiết…

Bệnh này thường xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti tập trung trên vùng da đỏ ở vùng mặt, cánh tay hoặc rải rác toàn thân. Các mụn nước thường gây ngứa rát, khi vỡ chảy dịch đồng thời là đường vào của vi khuẩn gây các bệnh nhiễm khuẩn ở nhỏ đó mọi người.

Bệnh thường dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoài da

5. Hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài. Trẻ cần được khám loại trừ hen nếu trẻ có trên một trong các triệu chứng: nặng ngực, ho, khò khè, khó thở tái diễn nhiều lần.

Các nguyên nhân khởi phát hoặc làm nặng cơn hen hay gặp gồm có: Hoạt động thể lực gắng sức, khói bụi, phấn hoa và các dị nguyên đường hô hấp, thức ăn khác, thuốc, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi dị ứng.

Bệnh này ở nước ta ngày càng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Vậy nên nếu phát hiện thì mọi người nên cho bé đi khám sớm nha.

Thông tin trên mình tham khảo được ở trên báo thấy khá thú vị nên chia sẻ lại cho các mẹ nắm được, phòng trường hợp khi cần thiết. Mong rằng đợt học online lần này sẽ không có bé nào bị dị ứng tương tự như em bé trong câu chuyện.

Nguồn tổng hợp