Con cái đối với cha mẹ luôn là món quà vô giá mà trời cao ban tặng. Vậy nên hầu như mọi người ai cũng sẽ dành hết sự tốt đẹp cho con, chăm con từng li từng tí. 

Thế nhưng kỹ mấy thì kỹ, kiểu gì bọn trẻ cũng bị ngã, nhất là ngã từ trên giường xuống. Có khi cha mẹ vừa quay đi lấy cái bình sữa hay lấy cái này cái kia ngay trong phòng thôi, bọn nhỏ đã nghịch rồi ngã ngay cho được.

Nói chung, ngã là tai nạn rất thường gặp ở trẻ mà bố mẹ muốn cũng không thể tránh được. Do đó, điều mọi người có thể làm là tự bổ sung kiến thức liên quan tới cách xử lý đúng khi trẻ không may bị ngã. Việc này sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều, chứ nếu không vì sai sót của bản thân mà khiến bé gặp rủi ro thì chúng ta sẽ đau lòng, dằn vặt lắm.

Đó cũng là những gì mà cặp vợ chồng trong câu chuyện này vừa. Cũng vì sai sót của người lớn khi con bị ngã mà khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi. Câu chuyện này đã được báo chí đăng tải, nó là ‘hồi chuông cảnh tỉnh’ cho những mẹ còn chủ quan khi con bị ngã.

hình ảnh

Xương đầu trẻ còn rất non nớt và dễ tổn thương. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Bé 7 tháng tuổi ngã từ trên giường xuống đất nhưng không khóc nhưng cuối cùng ra đi vì sai lầm của người lớn

Câu chuyện đau lòng này xảy ra ở 1 vùng quê của Trung Quốc. Cặp cha mẹ giấu tên này cho biết: Họ có một đứa con được 7 tháng tuổi. Hàng ngày, bé vẫn ở nhà với bà, còn cha mẹ thì đi làm. Hôm đó, bé con đang chơi thì vô tình ngã từ giường xuống đất. Tuy nhiên, vì không thấy bé khóc nên người bà đã không nói lại với cha mẹ của bé.

Thế nhưng, ngày hôm sau đứa trẻ bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê. Cha mẹ bé đưa con đi viện nhưng đứa trẻ đã không thể qua khỏi, trút hơi thở cuối cùng trên đường tới bệnh viện.

Theo lời người mẹ kể lại thì sáng hôm sau, khi thấy con không uống sữa và có nhiều biểu hiện lạ nên chị mới hỏi bà nội. Lúc này, người bà mới kể lại chuyện em bé bị ngã từ trên giường xuống đất ngày hôm trước. Dù mẹ đã cho đi viện ngay nhưng cuối cùng may mắn chẳng mỉm cười với gia đình chị.

Kết luận của bác sĩ cho thấy: Bé 7 tháng tuổi sau khi ngã thì bị vỡ xương đầu gây xuất huyết nội sọ, tổn thương vùng điều khiển giọng nói nên không khóc được. Các bác sĩ nói rằng nếu em bé được đưa đến bệnh viện ngay hôm bị ngã thì có lẽ đứa trẻ đã được cứu sống.

Thật ra mà nói thì câu chuyện tương tự thế này không phải bây giờ mới xuất hiện. Trước đó, cũng xuất hiện trường hợp 1 bé gái 1 tuổi bị chẩn đoán hư não sau 2 ngày ngã từ giường xuống đất.

Mặc dù trẻ hay bị ngã nhưng lại rất nguy hiểm vì đầu của trẻ vẫn còn mềm, nhất là trẻ sơ sinh. Khi bị ngã, đầu thường là cơ quan tiếp xúc đất trước nên sẽ phải chịu lực tác động mạnh, có thể gây chấn thương nặng. Chỉ có điều, chấn thương nội sọ sẽ diễn biến chậm, đôi khi không có biểu hiện rõ ràng. Tới 2 – 3 hôm sau cha mẹ mới phát hiện và đưa con đi viện thì đã muộn rồi.

hình ảnh

Người mẹ đau lòng ngóng trông con. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Khi con trẻ ngã từ trên giường xuống đất, cha mẹ đừng bao giờ mắc phải những hành động sai lầm này, nếu không chẳng khác gì tự hủy sự sống của con

+ Cố chườm các vùng máu tụ:

Nhiều bậc phụ huynh thường sử dụng một số mẹo chườm để sơ cứu tạm thời. Mặc dù nó có thể làm tan máu trong 24 – 48 giờ sau khi bị thường. Thế nhưng đồng thời nó cũng có thể làm trầm trọng hơn hoặc ảnh hưởng tới việc khám chữa của bác sĩ, nhất là nếu bé bị xuất huyết não trong.

+ Chủ quan vì thấy con ‘vẫn bình thường’:

Nhiều trẻ ngã xong thì chưa có ảnh hưởng nào quá lớn nên chúng vẫn chơi bình thường. Điều đó khiến cha mẹ yên tâm và vô tình bỏ qua những dấu hiệu rất nhỏ. Do đó, là lỡ mất thời gian ‘vàng’ sơ cứu cho bé.

Vậy khi trẻ bị ngã, cha mẹ nên xử lý thế nào?

+ Hãy quan sát trẻ trong vài giây đầu để đánh giá tình trạng trẻ, xem cú ngã có thực sự mạnh.

+ Để ý bàn tay, bàn chân, cánh tay và đầu của bé có bị sưng, bầm tím hay xước không.

+ Chú ý tới tình trạng cảm xúc của con xem bé có ngủ sâu sau khi ngã, trông tỉnh táo, linh hoạt hay có vấn đề gì khác không.

Sau khi trẻ bị ngã, mức độ nào là nguy hiểm và khi nào cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay?

+ Mức độ 1: Khi ngã xong, bé bị nôn (có thể do quá sợ hãi, đau) nhưng tinh thần vẫn thoải mái và có ý thức. Ở mức độ này thì cha mẹ không cần quá lo lắng vì không tổn hại gì tới sức khỏe của trẻ.

+ Mức độ 2: Trẻ cáu giận, hay khóc, bỏ ăn, thường xuyên đau đầu kèm nôn mửa, xuất huyết qua đường tai hoặc mũi. Mẹ phải đưa đi viện ngay.

+ Mức độ 3: Trẻ ý thức chậm hơn trước, mất tập trung, nói lắp, nôn mửa… hãy đưa ngay tới gặp bác sĩ vì có thể não bé đã tổn thương.

Ngoài ra, một số bé sau khi ngã bị chấn thương sọ não nhưng chưa có biểu hiện bất thường ngay khi đó hoặc lúc khám. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu mẹ theo dõi thêm trong vài ngày. Nếu trong thời gian theo dõi cho tới khi tái khám mà trẻ không có gì bất thường thì sức khỏe không có gì đáng ngại.

Đây là những thông tin mà báo chí đã đăng tải rồi đó mọi người. Nói chung, khi trẻ va vấp bị ngã thì dù bé bình thường hay bất thường cũng đều phải đưa đi viện kiểm tra, để tránh tình huống xấu. Vì đôi khi có những chấn thương không biểu hiện ra liền đâu.

Nguồn: Tổng hợp