Trẻ con đang tuổi tập bò và tập đi rất thường xuyên bị ngã, thậm chí nếu rơi từ độ cao xuống đất nguy cơ bị thương là rất cao, nhiều trường hợp nguy hiểm tính mạng rồi đấy các mẹ ạ. Ngay cả thời bây giờ hiện đại, các bé được nhốt trong cũi hoặc ngồi trên xe tròn… nhưng cũng không tránh khỏi những tai nạn thương tích này đâu nha.

Đặc biệt nếu không may bé bị ngã, cũng cần phải biết xử lý đúng cách mới được, cho dù không nhận thấy có vết thương hay bầm tím nào trên cơ thể bé cũng đừng có chủ quan.

Hôm qua mình đọc trên mạng câu chuyện về một em bé qua đời do cú ngã từ trên giường xuống đất rồi đó, sau được lan truyền trên mạng xã hội, câu chuyện thương tâm này đã khiến nhiều người không khỏi xót xa và cũng là bài học nhắc nhở cho những gia đình có con nhỏ.

hình ảnh

Rất nhiều trường hợp chủ quan khi trẻ ngã làm chậm thời gian điều trị tốt nhất. Ảnh: Sina

Em bé (được giấu tên này mới tháng tuổi, ở Trung Quốc) sinh ra trong gia đình 4 người. Do bố mẹ đều đi làm cả ngày tối mới về, nên bé ở nhà với bà ngoại.

Một hôm, bà ngoại thấy bé đang ngủ say nên tranh thủ vào bếp nấu cơm để mọi người về ăn. Một lúc sau, bà nghe thấy tiếng động lớn từ phòng ngủ. Bà vội vàng chạy vào thì thấy em bé lăn từ trên giường rơi xuống đất. Vì hầu hết trẻ ở giai đoạn này đều biết ngồi, khi ngủ dậy bé tự ngồi dậy nhưng chưa vững, nên lật người và ngã xuống đất.

Bà ngoại vộ bế bé dậy và kiểm tra ngay trên cơ thể và đầu bé xem có vết thương gì không, nhưng do bé không khóc nên bà cho rằng cháu không sao nên cho qua mọi chuyện.

Tưởng mọi chuyện đã ổn, nhưng đến sáng hôm sau khi cả nhà đang ăn cơm thì cháu bé bất ngờ bị nôn trớ không ngừng, trước đó lại không chịu uống sữa, bố mẹ thấy vậy vội vàng đưa con đi bệnh viện kiểm tra.

Trên đường đi, cháu bé liên tục nôn ói, mặt tím tái, đến viện thì hôn mê. Mặc dù các bác sĩ đã lập tức cấp cứu bằng mọi biện pháp, nhưng tình trạng của bé ngày càng tồi tệ và qua đời chỉ vài ngày sau đó.

Vì sao cháu bé 7 tháng tuổi qua đời sau khi bị ngã từ trên giường xuống đất?

Qua kiểm tra, bác sĩ nói rằng em bé bị xuất huyết nội sọ do ngã đập đầu, và do không đi khám kịp thời làm chậm thời gian điều trị tốt nhất. Thêm vào đó, việc bà ngoại lắc lư để dỗ trẻ đã khiến cháu bé bị thương, chảy máu nhanh hơn nên không thể qua khỏi.

Khi thấy sự việc đã đến mức độ nghiêm trọng, lúc này người bà mới nói với bố mẹ bé sự việc xảy ra vào buổi chiều hôm trước. Và cũng vì bé không khóc nên bà chủ quan cho rằng sự việc không tới mức nghiêm trọng.

Về vấn đề này, bác sĩ cũng giải thích, lúc đó bé không khóc hay phản ứng khác là do khu vực điều khiển giọng nói của đứa trẻ bị tổn thương khi ngã.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu đúng khi trẻ bị ngã để không gặp biến chứng khó lường

Theo bác sĩ Hồ Trung Tín - Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, trẻ nhỏ vốn hiếu động, nên rất hay bị ngã, đặc biệt trẻ ở giai đoạn tập bò và tập đi. Vì vậy, khi không mày bé bị ngã đập đầu, lúc này cha mẹ cần xử lý theo các bước sau:

+ Tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ.

+ Nếu trẻ lớn có thể nhận biết được, cha mẹ hãy hỏi trẻ: Tư thế khi bé bị té ngã? nơi bé té ngã? Những vị trí bé bị đau?.

+ Nếu trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có chảy máu ra ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Trong thời gian tiếp theo, cần chú ý quan sát xem có các hiện tượng như: nôn ói, co giật, sắc mặt tái dần, sốt, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt không?

+ Trong suốt 36 giờ đầu sau khi ngã, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem bé có tỉnh lại không. Bởi vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, bé có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà cha mẹ không hề biết…

+ Một số biểu hiện đáng lo ngại khác, cha mẹ cần lập tức báo cho bác sĩ ngay, bao gồm: bé tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, bé tự nhiên vật vã kích động, mắt bé nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt...

Nguồn: Tổng hợp