Cứ mỗi khi mùa đông tới là mình lại nhớ tới chuyện đứa bạn làm giáo viên mầm non nhắn tin than thở bảo phụ huynh sao mà mặc lắm quần áo cho bọn trẻ con thế không biết. Có đứa mặc tới lớp xong rồi lúc cởi ra bên trong ướt sũng mồ hôi. Đã thế, phụ huynh lại còn tiếp tục nhắn tin, gọi điện nhờ cô mặc thêm áo cho con nữa, cứ phải giải thích là trên lớp rất ấm, mà nhiều khi phụ huynh không hiểu lại nghĩ cô giáo không quan tâm tới con, bỏ mặc bọn trẻ bị lạnh, khổ lắm cơ.

Mình thì không phải giáo viên mầm non nhưng cũng có con đi học, mình khuyên thật các mẹ đừng mặc ấm quá cho con là không nên, có khi đó lại chính là lí do khiến con bị cảm lạnh nhiều hơn, ho sốt liên miên không khỏi được đấy.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Như trường hợp một bé gái 4 tuổi ở Hàm Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc đi học được bà ngoại mặc cho tới 7 chiếc áo lận. Nguyên nhân là do thời tiết hạ nhiệt nên bà ngoại sợ cháu lạnh. Vì thế, bà đã mặc thêm áo cho đứa bé. Mặc nhiều hơn là cách mà tất cả những người lớn tuổi đều làm mỗi khi thời tiết trở lạnh. Điều này vốn không có gì xấu nhưng với trẻ con thì đôi khi nó lại có thể trở thành nguyên nhân khiến bé bị ốm đó.

Không chỉ bị ốm, việc mặc quá nhiều còn có thể gây ra nhiều hệ lụy khác. Bởi nhiệt độ cơ thể trẻ vốn cao hơn người trưởng thành nên nếu bé mặc nhiều quá sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

hình ảnh

Bé gái 4 tuổi (bên phải) được bà mặc cho tới 7 lớp áo khi đi học. Ảnh: internet

Suy giảm sức đề kháng

Khi cơ thể trẻ được bao bọc quá kỹ thì cơ hội để ‘huấn luyện’ khả năng chịu lạnh của trẻ sẽ suy giảm. Khi đó, cơ thể bé sẽ không có khả năng tự điều chỉnh khi nhiệt độ hạ thấp nên sức đề kháng cũng giảm đi.

Gây mất nước

Những đứa trẻ còn quá nhỏ để diễn đạt rằng chúng cảm thấy thế nào. Trong khi đó, nhiệt độ cơ thể trẻ bao giờ cũng cao hơn chúng ta. Do đó, việc mặc nhiều áo sẽ khiến trẻ bị đổ mồ hôi liên tục. Nếu không được bổ sung nước kịp thời, bé hoàn toàn có thể bị mất nước.

Dễ bị cảm lạnh

Trẻ con vốn chẳng bao giờ chịu đứng yên một chỗ cả. Chúng thường muốn chạy nhảy, chơi đùa. Vì thế quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, mồ hôi đổ ra nhiều. Nếu không kịp thời làm khô sẽ ngấm vào cơ thể và khiến bé bị cảm lạnh, thậm chí là viêm phế quản, viêm phổi.

Làm tăng nguy cơ bị béo phì

Khi trẻ mặc quá nhiều áo thì sẽ bị hạn chế khả năng tự do vận động. Khi đó, khối lượng hoạt động của trẻ cũng bị giảm đi. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển và tăng trưởng của xương mà còn là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và các vấn đề khác.

Theo BS. Wu Liqun (Trưởng khoa Nhi, BV Đông Phương – ĐH Trung y Bắc Kinh) cho biết: Cơ thể trẻ em vốn hoạt bát hơn người lớn nên không cần phải mặc nhiều như người lớn tuổi. Bởi việc mặc quần áo quá dày sẽ khiến nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa hoặc dễ ra mồ hôi nếu hoạt động nhẹ.

Có 2 cách để cha mẹ xác định được độ dày phù hợp của quần áo cho trẻ là sờ vào bàn tay và thắt lưng. Nếu bàn tay bé ấm có nghĩa là quần áo đó đã thích hợp nhưng nếu bàn tay ấm và lưng ra mồ hôi thì có nghĩa là trẻ đang mặc quá nhiều, cần bỏ bớt ngay.

5 nguyên tắc mặc quần áo cho trẻ

Khi mặc quần áo cho trẻ, bạn nên tuân thủ 5 nguyên tắc sau:

+ Làm ấm bụng của trẻ bằng cách mặc đồ dài che hết toàn bộ bụng bé, quần nên chọn loại cạp cao để che hết rốn, nên có đáy quần sống để dễ thay tã. Khi cho bé ra ngoài, mẹ nên nhét áo vào trong quần bé để tránh trường hợp áo bay sẽ bị lạnh bụng. Còn tối khi bé ngủ thì mẹ có thể đeo một chiếc nịt bụng nhỏ để giúp bé không bị lạnh.

+ Đảm bảo chân bé được ấm bằng cách đi tất dày cho bé, nên chọn những loại tất có độ thấm hút tốt.

+ Giữ độ ấm thích hợp với lưng để giúp ngăn ngừa bệnh tật và giảm cảm lạnh. Độ ấm lưng thích hợp tức là lưng không ra quá nhiều mồ hôi, nhiều mồ hôi sẽ dễ sinh bệnh.

+ Đầu bé không được quá nóng vì trẻ phát nhiệt từ bề mặt cơ thể, trong đó 1/3 là tỏa ra từ đầu. Nếu nhiệt độ ở phần đầu cao sẽ khiến bé khó chịu, chóng mặt, thậm chí là hôn mê.

+ Ngực không quá nặng: Cha mẹ không nên mặc quần áo quá nặng cho bé vì sẽ khiến bé có cảm giác bị đè ép lên tim, ảnh hưởng đến nhịp thở bình thường và chức năng tim của trẻ.

Nguồn: Tổng hợp