Từ trước đến nay, giới khoa học vẫn nhận định rằng khả năng trở nặng và qua đời khi trẻ em nhiễm nCoV là rất thấp. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan vì virus biến đổi không ngừng và những đứa trẻ luôn là đối tượng dễ bị tổn thương.

Như câu chuyện của một em bé có tên là Kali Cook (4 tuổi, ở Bacliff, hạt Galveston, bang Texas, Mỹ) mới đây, em là bệnh nhân nhỏ đầu tiên ở hạt Galveston qua đời vì nCoV sau khi lây từ mẹ của mình.

Câu chuyện đau lòng của em bé đã được người mẹ chia sẻ trên báo chí với hy vọng mọi người có thể phòng chống tốt hơn trước virus.

hình ảnh

Bố mẹ của em bé. Ảnh: Internet

Bé 4 tuổi qua đời sau một ngày lây nCoV từ mẹ

Bé Kali qua đời đột ngột lúc rạng sáng 14/9, chỉ 5 giờ sau khi có dấu hiệu bị sốt. "Kali hoàn toàn ổn, rồi sau đó con bé ra đi mãi mãi. Mọi thứ diễn ra quá nhanh", Karra Harwood, mẹ của bé gái đã chia sẻ với truyền thông địa phương.

Cô Harwood cho biết, trước đó 1 ngày bản thân cô đã nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Cô và chồng chưa cưới William Tucker đều nghỉ việc và cách ly tại nhà.

Theo lời cô Harwood thì ngay sau khi nhận kết quả này, cô đã cố tránh xa con gái Kali cùng 2 người con khác, hiện đều được xác nhận nhiễm nCoV.

Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, Kali đang học mẫu giáo, nhưng không có khả năng bé nhiễm nCoV từ đây. Kết quả truy vết tiếp xúc cho thấy cô bé không tiếp xúc với ai nhiễm virus ngoài những người trong nhà.

Theo giới chức địa phương, Kali là trẻ em đầu tiên qua đời vì nCoV tại hạt Galveston, nơi ghi nhận có gần 500.000 ca nhiễm và hơn 470 ca qua đời do đại dịch.

"Điều này thật khủng khiếp, nhưng tôi cho rằng mọi người nên biết. Điều này rất quan trọng, nếu như con trẻ bị ốm, đừng nói 'Con yêu, sẽ ổn thôi', mà hãy đưa chúng đi bệnh viện", quan chức y tế khu vực Philip Keizer cho biết.

Được biết, mẹ của em bé chưa tiêm vắc xin

hình ảnh

nCoV vẫn còn phải nghiên cứu thêm nhiều. Ảnh: Internet

Vậy vì sao bé gái 4 tuổi bị nhiễm nCoV và đột ngột qua đời

Mỹ hiện vẫn đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 42 triệu ca nhiễm và hơn 680 nghìn ca qua đời do nCoV. Quốc gia này cũng đã tiêm chủng cho khoảng 64% dân số, trong đó hơn 53% tiêm chủng đẩy đủ.

Tổng thống Mỹ Biden hôm 9/9 cũng đã thông báo kế hoạch bắt buộc các doanh nghiệp có trên 100 nhân viên phải đảm bảo toàn bộ nhân sự được tiêm chủng hoặc được xét nghiệm nCoV hàng tuần.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tỷ lệ tiêm vắc xin ở bang Texas hiện ở mức hơn 50%.

Sau câu chuyện đau lòng của bé gái 4 tuổi vừa được báo chí đăng tải ở trên, chắc mọi người cũng đã hiểu tầm quan trọng của vắc xin nCoV như thế nào rồi đấy. Lựa chọn thế nào là ở mọi người, nhưng hãy đặt sự an toàn của bản thân và người trong gia đình mình lên trên hết trong mùa dịch này nha.

Nguồn: Tổng hợp