Mình còn nhớ đợt trên MXH xuất hiện hình ảnh một đồng chí cảnh sát cơ động nén đau cho ngón tay vào miệng một cậu bé để tránh cậu bé cắn lưỡi khi lên cơn động kinh. Đợt đấy mình thấy các mẹ tranh cãi rầm rộ, người thì bảo đó là phương pháp cấp cứu chuẩn, có người lại bảo sai lầm dễ gây hại cho tính mạng cậu bé. Mình thì nghe cách này lâu rồi vì hồi bé có thấy bố mình làm 1 lần khi nhà hàng xóm có người bị co giật. Mình cũng nghĩ đây là cách cấp cứu chuẩn xác. Thế nhưng mà sau khi đọc được bài báo cậu bé 2 tuổi qua đời vì bố đưa ngón tay vào miệng khi bị co giật khiến mình hoài nghi độ chính xác ‘phương pháp dân gian’ này quá.

Bé 2 tuổi qua đời vì sai lầm khi cấp cứu trẻ bị co giật do sốt cao của bố

Cậu bé Tiểu Bình (2 tuổi, ở Ôn Châu, Trung Quốc) bị sốt cao nhưng gia đình không cho đi viện mà ở nhà điều trị. Vào một buổi sáng nọ, đột nhiên Tiểu Bình bị co giật, mặt chuyển màu đen, tay chân co rúm khiến cả gia đình sợ hãi. Lúc này, cha của Tiểu Bình đã làm theo cách thông thường là dùng ngón tay đưa vào miệng cậu bé.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau khi dùng ngón tay cho vào miệng con, Tiểu Bình đúng là đã ngưng co giật. Thế nhưng cậu bé lại bất động. Thấy vậy, gia đình Tiểu Bình vội đưa con tới Bệnh viện thứ 2 thuộc ĐH Y khoa Ôn Châu cấp cứu. Thế nhưng khi đến viện, nhịp thở và tim của Tiểu Bình đã ngừng đập rồi. Họng cậu bé còn bị sưng và đường hô hấp bị chặn lại. Mặc dù bác sĩ vẫn cố gắng cấp cứu nhưng cuối cùng cậu bé vẫn chẳng qua được. Theo các bác sĩ của BV này thì nguyên nhấn khiến cậu bé 2 tuổi qua đời khi bị co giật do sốt cao là do người cha có cách sơ cứu sai.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo BS Lâm Y Đông (Trưởng khoa Nội Thần kinh trẻ em, BV thứ 2 của ĐH Y khoa Ôn Châu) cho biết: Khi trẻ bị co giật do sốt cao thường dễ cắn đầu lưỡi. Vậy nên, dân gian có lưu truyền phương pháp dùng tay cho vào cổ họng của bé. Tuy nhiên, cách làm này thật ra không có hiệu quả mà chỉ tăng thêm nguy hiểm cho bé mà thôi. Đầu tiên, ngón tay của chúng ta có kích thước lớn nên khi đưa vào miệng con sẽ khiến bé dễ bị ngạt thở. Đồng thời, nó còn khiến các dây thần kinh phế vị bị kích thích dẫn tới nhịp tim ngưng đập. Nếu không được cấp cứu thì tình trạng mất mạng như Tiểu Bình rất dễ xảy ra.

Cách sơ cứu

BS. Lâm cho biết: tình trạng co giật khi sốt cao ở trẻ không phải là hiếm. Nguyên nhân là do hệ thần kinh của bé chưa phát triển hoàn toàn nên đại não dễ bị kích động. Vì vậy, bé dễ bị co giật hơn bình thường. Theo thống kê của BS. Lâm thì mỗi năm có hơn 1200 trường hợp bé nhập viện vì sốt cao và có 1 nửa số trẻ sẽ bị co giật. Trong đó có hơn 100 trẻ bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí mất mạng do cách xử lý sai của bố mẹ. Vì vậy, điều quan trọng là các mẹ cần ghi nhớ cách sơ cứu khi trẻ bị co giật vì sốt cao hợp lý như sau:

+ Đầu tiên, các mẹ phải đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát trong tư thế nằm nghiêng rồi nới lỏng quần áo bé. Mẹ lưu ý là tuyệt đối không dùng vật cứng để ngáng miệng trẻ nhé.

+ Tiếp theo, các mẹ sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm rồi vắt sạch nước, lau khắp người bé nhất là bẹn, nách trẻ. Mẹ lau lặp lại liên tục cho tới khi bé hết cơn co giật.

+ Sau đó, mẹ nên dùng viên thuốc hạ sốt đặt vào hậu môn bé chứ đừng cho bé uống vì rất dễ bị sặc, liều lượng là 15mg/kg cân nặng.

+ Khi bé đã hết cơn co giật thì mẹ để bé nằm trong tư thế nghiêng, đầu hơi ngửa ra sau để nếu có bị nôn thì chất nôn này sẽ không đi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở.

+ Cuối cùng, các mẹ nhanh chóng đưa bé đi bệnh viện để tránh cơn co giật tái phát.

Nguồn: tổng hợp