Thông tin này hoàn toàn chính xác đã được đăng tải trên các trang báo chính thống rồi nhé mọi người. Mình chia sẻ lại cụ thể đưới đây để các phụ huynh đọc mà tránh cho con nhé.

Cụ thể, bé trai 12 tuổi ở Hà Nội hoàn toàn khỏe mạnh nhưng sau khi học bài xong, trẻ đau đầu dữ dội, vã mồ hôi và rơi vào hôn mê.

Ngày 6/3, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Đức, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa can thiệp cho bệnh nhi 12 tuổi (trú tại Ba Vì, Hà Nội) bị đột quỵ chảy máu não.

Trước đó ngày 5/3, sau khi làm bài tập về nhà, trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu. Bố của bé ra hiệu thuốc để mua viên giảm đau. Tuy nhiên, bệnh nhi diễn tiến nặng, đau đầu dữ dội, buồn nôn, mồ hôi đầm đìa nên được đưa vào viện. 

hình ảnh

Các bác sĩ can thiệp cho bệnh nhân. Ảnh: Phương Thúy

Tại bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhi không cải thiện sức khỏe nên được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Phó giáo sư Đức cho biết, cháu bé vào viện trong tình trạng hôn mê. Qua chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, các bác sĩ xác định trẻ vỡ mạch máu não do dị dạng động tĩnh mạch não bẩm sinh.

Ngay lập tức, các bác sĩ đưa ra hướng can thiệp nút tắc mạch hoàn toàn dưới hướng dẫn chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA). Phương pháp này giúp loại trừ nguy cơ tái diễn vỡ mạch máu làm tăng nặng tổn thương. Sau can thiệp, bệnh nhi được theo dõi sát.

Theo bác sĩ Đức, ở người lớn đột quỵ xảy ra chủ yếu do các bệnh lý như xơ vữa mạch máu não, rung nhĩ, vỡ túi phình thì ở trẻ nhỏ do dị dạng mạch máu não. Đây là bệnh lý bẩm sinh và chỉ biết khi đi chụp cắt lớp sọ não.

Triệu chứng điển hình của dị dạng mạch máu là đau đầu dữ dội, động kinh, lên cơn co giật, nôn, buồn nôn, khó nói, không nói được, tăng huyết áp, ý thức lơ mơ, thậm chí hôn mê, bại liệt nửa người…

Biến chứng thường gặp nhất và nguy hiểm nhất của dị dạng mạch máu não là xuất huyết não, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bác sĩ Đức khuyến cáo trong trường hợp trẻ có biểu hiện đau đầu hay động kinh cần đi khám và chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não. Nếu xác định có tổn thương dị dạng mạch não, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất để ngăn ngừa vỡ mạch máu gây xuất huyết.

hình ảnh

Những điều nên biết về: Đột quỵ ở trẻ em

Đột quỵ, thường được coi là bệnh của người lớn tuổi, nhưng thực tế có thể xảy ra ở trẻ em, gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Trước đó cũng từng có trường hợp bé gái 10 tuổi tại TP.HCM đột ngột bị co giật và mất ý thức khi đang chơi. Gia đình đưa em đến bệnh viện, nơi các bác sĩ xác định em bị đột quỵ do tắc mạch máu não, liên quan đến bệnh tim bẩm sinh chưa được chẩn đoán trước đó.  Sau quá trình điều trị tích cực, em đã hồi phục nhưng cần theo dõi lâu dài.

Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em

Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em khác với người lớn, thường liên quan đến:

Bệnh lý tim mạch: Như bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim. 

Bệnh lý mạch máu não: Dị dạng động tĩnh mạch, viêm mạch máu. 

Rối loạn đông máu: Tình trạng tăng đông hoặc giảm đông máu. 

Bệnh lý huyết học: Như bệnh hồng cầu hình liềm. 

Triệu chứng nhận biết đột quỵ ở trẻ em

Triệu chứng đột quỵ ở trẻ em có thể khác so với người lớn, bao gồm:

Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa.

Yếu hoặc liệt một bên cơ thể.

Co giật, mất ý thức.

Rối loạn ngôn ngữ, khó nói hoặc không nói được.

Mất thăng bằng, chóng mặt.

Lời khuyên cho phụ huynh

Nhận biết sớm triệu chứng: Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như đau đầu dữ dội, yếu liệt, co giật, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt với trẻ có tiền sử bệnh tim, bệnh lý mạch máu hoặc rối loạn đông máu, cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

Giáo dục trẻ về sức khỏe: Hướng dẫn trẻ nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể và thông báo cho người lớn kịp thời.

Duy trì lối sống lành mạnh: Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất phù hợp, ăn uống cân đối và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu bia.

Đột quỵ ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời là yếu tố quyết định trong việc giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Đặc biệt, để phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ bẩm sinh có thể dẫn tới đột quỵ ở trẻ em, bố mẹ cần chú ý tới việc khám chữa bệnh cho con ở những cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn khao để tránh phải hối tiếc sau này