Trước tiên phải nói là bài viết mình chia sẻ ở đây không phải để cho các mẹ đi tự ý mua cái này cái kia bổ sung cho con nha. Điều quan trọng mình muốn nhấn mạnh là các mẹ quan sát con nếu có nghi ngờ con thiếu chất thì cần đưa con đi xét nghiệm vi chất, sau đó bổ sung thứ mà con thiếu theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé.

Mỗi bé sẽ có thể trạng và liều lượng khác nhau, các mẹ cứ nghe người này người kia mách bổ sung linh tinh cho con là rất không nên nhé. 

Mình vừa đọc trên báo Phụ nữ Việt Nam thấy có bài viết chia sẻ về dấu hiệu trẻ thiếu kẽm rất hay. Mình chia sẻ loại ở đây để các mẹ thử quan sát xem bé nhà mình có phải nghi ngờ bị thiếu kẽm không nhé.

Tình trạng thiếu kẽm của trẻ em Việt Nam và tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho bé

Các chuyên gia Nhi khoa nhận định, thực tế tình trạng trẻ biếng ăn do thiếu vi chất đa số là do bắt nguồn từ việc thiếu kẽm. Theo điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (năm 2019 - 2020, có đến 58% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm, trung bình cứ 3 bé có một bé bị thiếu sắt, mà thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và ngược lại.

hình ảnh

Trẻ có thể bị thiếu kẽm trong những năm đầu đời, ảnh: KDA

Tình trạng trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng như trên khiến các tế bào da, tế bào niêm mạc dễ bị kết dính, sừng hóa, làm giảm khả năng cảm nhận hương vị và dẫn tới trẻ ăn không ngon miệng, rồi dẫn tới chán ăn, chậm lớn, chậm tăng cân nặng chiều cao. 

Thông thường, trẻ thiếu chất gì mà mức độ như thế nào chỉ được xác định qua các chỉ số xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát bên ngoài cũng có thể nhận ra trẻ thiếu kẽm sẽ thường có các biểu hiện như sau:

Thứ nhất, trẻ có biểu hiện ngủ kém, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc đêm

Theo BS Đoàn Hải Đăng (từng làm việc tại Bệnh viện Sản Nhi Thanh Hóa), trẻ thiếu kẽm thường có biểu hiện ngủ kém, hay quấy khóc đêm. Bởi vì kẽm vốn là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể để thúc đẩy phát triển chiều cao, cân nặng, sự phát triển não bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh…

Khi thiếu kẽm, trẻ không chỉ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng mà còn khó có được giấc ngủ ngon về đêm, bé thường tỉnh giấc và hay quấy khóc. Bên cạnh đó, bé cũng có thể rối loạn vị giác và khứu giác, phản xạ chậm chạp…

Thứ hai, bé thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài dù đã ăn uống đa dạng và hợp vệ sinh

Theo bác sĩ nhận định, thiếu kẽm sẽ thường khiến trẻ gặp vấn đề ở đường tiêu hóa kéo dài như tiêu chảy hoặc táo bón.

Nguyên nhân bởi khi cơ thể thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường, hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Hậu quả là xảy ra tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.

hình ảnh

Bổ sung kẽm cho trẻ cần bác sĩ tư vấn, ảnh: Eva

Thứ 3, trẻ có thể bị xuất hiện các nốt lở loét, mụn nhọt trên da, vết thương hở lâu lành hơn bình thường

Xuất hiện vết lở loét, mụn nhọt là chuyện không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu những vết loét, mụn nhọt lâu lành thì bố mẹ nên nghĩ đến nguy cơ trẻ bị thiếu kẽm.

Các vết thương ngoài da đều cần thời gian để phục hồi nhưng nếu nhận ra con bị các vết thương hở rất khó lành lại dù đã qua thời gian dài thì rất có thể do thiếu dưỡng chất, thường thấy nhất là thiếu kẽm.

Thứ 4 là trẻ thường xuyên bị ốm

Ai cũng biết trẻ con thường hay ốm. Thế nhưng việc bé bị ốm liên tục, tần suất quá thường xuyên, đặc biệt mỗi lần con ốm thì thường kéo dài, tình trạng có vẻ thường nặng hơn so với các bé khác. Điều đó rất có thể đang cảnh báo bé bị thiếu kẽm. Đây là biểu hiện rõ nét nhất khi hệ miễn dịch của một đứa trẻ rất yếu vì thiếu kẽm.

Tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể con người. Sau khi chào đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể đáng kể từ sữa mẹ. Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ dần dần hoàn thiện. Trẻ rất dễ bị tác động bởi những thay đổi từ bên ngoài môi trường. Nếu các bé có hệ miễn dịch kém tức là ít có khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn nên sẽ hay bị ốm hơn.

Làm gì khi con bị thiếu kẽm

Theo BS Đoàn Hải Đăng, thực tế muốn xem một em bé có thực sự thiếu chất hay không, thiếu chất gì và thiếu nhiều hay thiếu ít thì cần cho con xét nghiệm máu vẫn là điều ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, các bác sĩ hiểu nếu lần nào muốn bổ sung kẽm cho con, mẹ đều đưa con đi xét nghiệm thì cũng khá phiền và thực tế không phải mẹ nào cũng đủ điều kiện làm như vậy. Chưa kể hiện nay nhiều dịch bệnh gia tăng, nguy cơ lây nhiễm chéo khi xuất hiện ở những nơi đông người như bệnh viện rất có thể xảy ra. 

Lúc này, chuyên gia nhận định: "Mỗi năm, mẹ bổ sung kẽm cho con 1-2 đợt, mỗi đợt 1-2 tháng là có thể đảm bảo bé không bị thiếu kẽm". Tốt hơn là có thể liên lạc với các bác sĩ trước khi bổ sung để được tư vấn nhé các mẹ.