Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường hơn 2 chục năm nay rồi, bà kiêng khem kỹ lắm như là không ăn cơm trắng này. Bà cũng không bao giờ ăn bánh kẹo cũng như uống nước ngọt kể từ khi phát hiện mình mắc bệnh.

Còn trái cây bà ăn cũng chọn lọc đấy, chẳng hạn mấy loại có lượng đường cao như mít, vải, nhãn, na, xoài hay dưa hấu là bà không ăn đâu. Thế nhưng chả hiểu sao vẫn có lúc đường huyết đột ngột tăng cao phải đi viện cấp cứu đấy ạ.

Hôm vừa rồi đọc báo tôi thấy thông tin về các loại rau người đái tháo đường cũng cần hạn chế ăn vì sẽ làm tăng đường huyết đấy mọi người ạ. Giờ mình chia sẻ để mọi người tham khảo nha.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: QQ

Vậy nên ai bị đái tháo đường nhớ hạn chế ăn 4 loại rau như sau để đường huyết luôn ổn định, theo theo khuyến cáo của WHO nha!

Loại thứ 1: Dưa cải bắp

Dưa cải là món khoái khẩu của nhiều người và ăn rất đưa cơm. Thế nhưng đối với những người có lượng đường trong máu cao thì tốt nhất không nên món này.

Nguyên nhân bởi hàm lượng muối trong dưa cải tương đối cao, nếu như ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể, giảm chức năng chuyển hóa đường, từ đó khiến cho đường huyết tăng cao.

Loại thứ 2: Lá hẹ

Đây là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.

Ngoài tác dụng chữa ho trẻ em do cảm lạnh, nhuận tràng, trị táo bón, chữa chứng đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém... lá hẹ còn được nhiều nam giới dùng hàng ngày để đạt được mục đích kích thích tì.nh d.ục. Thế nhưng đây là cách sử dụng lá hẹ có khả năng làm tăng lượng đường trong máu và khiến lượng đường trong máu dao động.

Loại thứ 3: Bí ngô

Bí ngô hay còn gọi là bí đỏ không chỉ chế biến được nhiều món ăn ngon, mà nhờ chứa hàm lượng sắt rất cao, cùng với các muối khoáng, vitamin và axit hữu cơ, bí đỏ rất bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ dạ dày rất tốt.

Thế nhưng, bí đỏ là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và chứa hàm lượng carbohydrate rất cao. Nếu những người có lượng đường trong máu cao mà thường xuyên ăn bí đỏ, đặc biệt là bí già sẽ không có lợi.

Loại thứ 4: Khoai mỡ

Trong khoai mỡ chứa tinh bột và là nguồn cung cấp carbohydrate, kali cũng như vitamin C dồi dào tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có lượng đường trong máu đang ở mức cao nên tránh ăn khoai mỡ.

Điều này là vì hàm lượng tinh bột rất cao trong khoai mỡ sẽ khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tiếp tục tăng vọt sau khi ăn.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: QQ

Để duy trì mức độ đường huyết ổn định, khỏe mạnh, hãy áp dụng những lối sống khoa học như sau:

- Không bỏ qua bữa ăn sáng: Bữa ăn sáng giúp ổn định lượng đường trong máu suốt cả ngày. Bạn nên kết hợp lành mạnh các thành phần dinh dưỡng như: protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp cơ thể duy trì một lượng đường huyết tốt.

- Tập thể dục đều đặn: Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, sau khi tập thể dục, cơ bắp của bạn hoạt động và lượng glucose trong máu mất đi. Đồng thời, khi bạn duy trì chế độ tập luyện thường xuyên và đúng cách, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.

- Thường xuyên uống trà: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên uống các loại trà như trà xanh, đen, trắng và trà ô long giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cụ thể, sau khi uống 6 ly trà/ngày và duy trì trong 8 tuần, bệnh nhân có mức đường trong máu cao đã giảm 15-20% so với trước.

- Không ngồi quá lâu: Theo một kết quả nghiên cứu của Anh cho thấy, việc vận động thường xuyên giúp làm giảm mức độ đột biến của lượng đường huyết. Chính vì vậy, với những người làm công việc phải ngồi máy tính thường xuyên, hãy vận động, nên đứng lên đi bộ lòng vòng sau 20 phút.

Những thông tin trên đã được báo chí chia sẻ rồi, mọi người tham khảo để tránh cho bản thân mắc bệnh nha.