Chị dâu tôi bị vừa phải phẫu thuật cắt bỏ 1 bên vú sau 5 lần truyền hóa chất do ung thư vú. Với gia đình tôi đó là tin sét đánh bởi trước giờ chị ấy vốn là người hiền lành, sống và ăn uống cực kỳ khoa học. Trong nhà ai cũng nhận xét chị là người kỹ tính, đặc biệt là trong khoản ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Chị bảo: Mình nghèo không có tiền mua bảo hiểm để bảo vệ bản thân lúc đau ốm thì phải giữ gìn sức khỏe cẩn thận. Thế mà căn bệnh ung thư vú vẫn gõ cửa tìm đến chị…

Trước khi phát hiện bệnh chị ấy thấy đầu vú có tiết dịch nên đến viện kiểm tra. Sau khi làm các xét nghiệm các bác sỹ chuẩn đoán chị ung thư vú giai đoạn 2B. Lúc nghe tin chị ấy sốc ngất, cả nhà cũng sốc theo. Vì vốn dĩ gia đình chị không có ai trước đó từng mắc bệnh, hơn nữa chị sống rất khoa học, ăn uống lành mạnh, công việc thường ngày không hề tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Sau khi loại trừ tất cả các khả năng thì chỉ còn 1 vấn đề duy nhất mà chị nghĩ đến đó là thói quen hút thuốc lá hàng ngày của chồng mình. Cụ thể chồng chị có thâm nên hút thuốc gần 30 năm nay, từ khi lấy nhau về chị luôn phải ngửi mùi thuốc lá. Lúc đầu chị cũng kiên quyết bắt chồng bỏ, nhưng anh không bỏ được, chỉ thay đổi thói quen từ thuốc trong nhà thì anh ra hành lang hút. Chị bảo: "Dù là ngoài hành lang nhưng mùi thuốc lá vẫn có thể bay ngược lại vào trong nhà, chị biết vậy đấy nhưng anh ấy làm được vậy đã là cố gắng lắm rồi. Anh ấy không thể bỏ được thuốc lá".

Lâu dần thành quen, chị chán chẳng phàn nàn nữa, chấp nhận sống chung với người chồng nghiện thuốc lá. Và đó chính là nguyên nhân khiến chị mắc căn bệnh ung thư vú quái ác như hôm nay, chị than thở: "Người trực tiếp hút thì chưa bị làm sao, còn người không hút thì phải vật vã vì bệnh tật, đau ốm. Bất công thể đấy".

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hút thuốc lá liên quan gì đến ung thư vú?

Tôi có lên mạng tìm hiểu về vấn đề hút thuốc lá ảnh hưởng tới bệnh ung thư vú thế nào thì ngỡ ngàng về mức độ nguy hiểm của nó. Thế mà lâu nay nhiều người vợ dù không hề hút thuốc lá nhưng vẫn hàng ngày phải hít mùi thuốc lá từ chính chồng mình, chúng ta vẫn thường gọi đó là hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em.

Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...

Trong khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen... Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh.

Bên cạnh đó trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất kích thích khối u, là nguyên nhân quan trọng dẫn tới bệnh ung thư vú phát triển. Ngoài ra nó còn kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Khi các mẹ hít phải khói thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vú quái ác và rất nhiều bệnh khác như: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, dị dạng thai nhi, trẻ dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển. 

Vì vậy tôi khuyên các đức ông chồng hãy dừng ngày việc hút thuốc lá lại để bảo vệ sức khỏe trước hết là cho bản thân, sau là bảo vệ sức khỏe cho vợ và con cái.

Ngoài ra, ung thư vú còn do nhiều nguyên nhân khác, các mẹ nên biết để phòng tránh ạ.

1. Giới tính, tuổi tác

Theo đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 100 lần ở nam giới và thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.

2. Gen

Ung thư vú là bệnh lý có liên quan đến di truyền, chiếm khoảng 5-10%. Hầu hết các trường hợp ung thư vú di truyền có liên quan đến 2 gen BRCA1 và BRCA2 là các gen ức chế khối u.

3. Tuổi hành kinh sớm và mãn kinh muộn

Những người có tiền sử dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác. Nguyên nhân do những người phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone Estrogen và Progesterone.

4. Không sinh con hoặc không cho con bú

Những phụ nữ không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn sau tuổi 30, không cho con bú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.

5. Mắc bệnh lý về tuyến vú hoặc từng bị ung thư

Xơ vú, áp xe vú...nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư. Những người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người bình thường.

6. Chế độ ăn, béo phì

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Phụ nữ uống rượu, ăn nhiều mỡ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vúThừa cân hoặc béo phì sau mãn kinh cũng vậy. Ngoài ra ở những người béo phì, lượng insulin trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư vú.

7. Thuốc tránh thai, liệu pháp hormone

Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ một chút nếu được sử dụng trong nhiều năm. Những phụ nữ tránh thai bằng uống thuốc hoặc bằng dụng cụ tránh thai có chứa hormone sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn các biện pháp tránh thai không dùng hormone khác.

Nguồn tổng hợp