Cuộc sống ở thành thị đang yên đang lành thì phát hiện mình mắc bệnh ung thư. Theo hướng của nhiều người chắc chắn sẽ tiếp tục bám trụ thành phố để kiếm tiền chữa bệnh thế nhưng một đôi vợ chồng đã có lựa chọn khác.

Đó là về quê chữa bệnh.

Thông tin được đăng tải trên báo chí. Câu chuyện vềvợ chồng anh Tường Hải (35 tuổi), chị Phi Hằng (28 tuổi) vốn sống tại Bình Dương lại lựa chọn ‘bỏ phố về quê’. Không phải vì cuộc sống ở thành phố mệt mỏi quá, mà bởi anh chị muốn tìm một nơi để người vợ được thoải mái điều trị căn bệnh ung thư quái ác.

hình ảnh

Căn nhà nhỏ của cặp vợ chồng trên con đồi. Ảnh: Zing

Ung thư tới khi mọi thứ đang tốt đẹp

Ngồi trong căn nhà giữa đồi xanh mướt, anh Hải nhớ lại: Trước đây, vợ chồng anh chị sống ở Bình Dương. Kinh tế gia đình ổn định, anh làm quay phim chụp ảnh cho sự kiện và đám cưới. Chị Hằng thì là chủ một quán trà sữa. Cuộc sống vợ chồng cứ êm đềm trôi qua mỗi ngày.

Thế nhưng, vào năm 2018, vợ anh bất ngờ phát hiện có khối u ác tính khi đang mang thai con đầu lòng ở tuần 35. Mổ thai xong, người phụ nữ 28 tuổi này bắt đầu hóa, xạ trị. Sau 1 năm, chị sụt hơn 20kg.

hình ảnh

Sau thời gian điều trị, anh quyết định đưa vợ con về quê để sống chậm và giúp ích cho quá trình chữa ung thư của vợ. Ảnh: Zing

Thấy vợ điều trị bệnh khổ cực, anh Hải cũng rất xót. Nhận thấy ngoài thuốc thang thì tinh thần cũng là thứ giúp ích cho bệnh nhân ung thư. Vì thế, anh quyết định vận động vợ về quê ngoại ở Trảng Bom, Đồng Nai để dưỡng bệnh.

Mọi người thì ủng hộ nhưng chị Hằng lại chần chừ vì tham công tiếc việc. Nhưng nghe chồng nói ‘giờ không gì quan trọng bằng sức khỏe’, chị cũng chấp nhận cùng chồng con về quê.

Hồi đầu mới về, anh chị vẫn sống chung với bố mẹ. Hồi năm ngoái, anh Hải mới xây xong ngôi nhà giữa khu đất đồi rộng 50.000m2 của bố mẹ vợ. Căn nhà chỉ rộng 45m2 nằm giữa khu đồi xanh mướt nhưng đầy đủ tiện nghi cho gia đình 3 người. Anh chỉ thuê người xây phần thô còn lại thì anh và một người em tự hoàn tất. Đồ dùng trong nhà như tủ quần áo, tủ chén bát đều do anh tự tay đóng.

hình ảnh

Về quê, anh phải học bố mẹ vợ cách làm một người nông dân. Ảnh: Zing

Vợ bị ung thư phải thường xuyên đi điều trị, con lại nhỏ nhưng anh chưa bao giờ ngần ngại. Có hôm, anh chạy gần 100km lên Bình Dương đi làm để duy trì thu nhập, có tiền chữa bệnh cho vợ và lo cho con.

Mới đầu, khi về quê sống, anh Hải phải học bố mẹ vợ cách làm công việc của nông dân. Quen dần, anh trồng nhiều cây, hoa để căn nhà luôn rực rỡ. Rau củ quả ngoài vườn đủ loại, mùa nào thức nấy. Anh còn chú ý chồng thêm các loại cây thảo dược như xạ đen, trinh nữ hoàng cung, xương khỉ, đuôi chuột cho vợ uống và làm nước xông.

hình ảnh

Đất rộng, anh tự trồng đủ loại rau củ quả cho cả nhà. Ảnh: ZIng

'Tình hình sức khỏe của vợ tôi ổn định hơn'

Từ ngày về quê, ‘tôi thấy rất sảng khoái, không còn phải lo nghĩ mấy giờ phải đi làm, lo cái nọ cái kia. Sức khỏe của vợ tôi cũng ổn định hơn. Bé con thì thoải mái chạy chơi trong vườn và tìm hiểu đủ loại cây cối, côn trùng quanh nhà’, anh Hải nói.

hình ảnh

Kể từ ngày về quê, sức khỏe chị Hằng cũng tốt hơn. Ảnh: Zing

Về phía chị Hằng, kể từ khi không may bị ung thư, chị vẫn luôn cảm thấy may mắn, biết ơn vì có người chồng tâm lý như anh. Những ngày tháng dịch bệnh như hiện tại, vợ chồng anh chị vẫn sống cuộc sống bình yên.

hình ảnh

Chị có thể giúp chồng một số việc nhẹ nhàng và chơi với con gái nhỏ. Ảnh: Zing

Khi sức khỏe được cải thiện, chị Hằng chơi với con gái và giúp chồng những công việc nhẹ nhàng.

Phải nói, với người bệnh ung thư thì bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, tâm lý cũng là thứ mà mọi người cần chú ý. Chẳng thế mà một bác sĩ chuyên khoa ung bưởi tại BV Đà Nẵng đã phân tích: Khi lạc quan, suy nghĩ tích cực thì thần kinh trung ương sẽ ‘chỉ đạo’ sản xuất ra morphine giảm đau. Đồng thời, kích hoạt hệ miễn dịch hữu hiệu với nhiều loại ung thư.

Hệ miễn dịch chính là hàng rào phòng thủ hoạt động hiệu quả nhất để chống lại bệnh. Thậm chí, nếu hệ miễn dịch hoạt động tốt thì các tế bào miễn dịch có khả năng tiêu diệt ung thư lên tới 80 – 90%.

Nói một cách chung nhất thì cơ thể mỗi người là một cái ‘xô’ chứa đựng cảm xúc. Do đó, lạc quan để vượt qua bệnh tật hay bi quan để bệnh tật sản sinh đều do chính mình cả.

Bởi vậy, mọi người hãy cố gắng giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, nhất là với những người đang điều trị ung thư. Đây là những thứ mà báo chí đã khuyên chúng ta từ lâu rồi. Hãy bớt bi quan, tiêu cực để cuộc sống nhẹ nhàng, dễ thở và khỏe mạnh hơn nhé.

Nguồn: Tổng hợp