Trầm cảm thường là do phải trải qua biến cố trong cuộc sống. Vậy bệnh này có tự khỏi được không, người thân nên làm gì?

Trầm cảm là trạng thái tinh thần luôn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, giảm hoặc mất hứng thú với mọi việc. Tình trạng này kéo dài từ 2 tuần trở lên. Những người bị bệnh trầm cảm thường trong trạng thái bi quan với cuộc sống. Họ luôn có cảm giác cả thế giới quay lưng lại với mình, không thiết ăn uống, mất ngủ. Nếu nặng, người bệnh hoàn toàn có thể tìm cách tự kết thúc cuộc đời. 

trầm cảm 1

Người bị bệnh trầm cảm có thể tự gây hại cho bản thân và người xung quanh. Ảnh minh họa

Bệnh trầm cảm trong xã hội hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Vậy bệnh này có tự khỏi được không và người thân cần làm gì để giúp đỡ họ vượt qua? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Trầm cảm có tự khỏi được không?

Theo các chuyên gia, bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Hoặc ít nhất triệu chứng của bệnh sẽ có xu hướng nhẹ dần đi. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần, đòi hỏi cần có sự can thiệp của bác sĩ. Điều đó khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái đấu tranh với chính mình. Không chỉ khiến bệnh nhân hay buồn bã mà bệnh này còn ẩn chứa nhiều mối nguy, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, sản phụ bị trầm cảm sau sinh có thể tự làm hại mình, hại con. 

trầm cảm 2

Trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi nhưng nếu nặng thì cần điều trị. Ảnh minh họa

Đồng thời, vấn đề tâm lý này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh khác hoặc khiến bệnh dễ tái phát như đau dạ dày, đường ruột, bệnh tim mạch, cao huyết áp...

Vì thế, khi có dấu hiệu bất ổn, hãy đi khám ngay. Việc này giúp bác sĩ sớm phát hiện được yếu tố nguy cơ. Từ đó có phương án giải quyết thích hợp. 

Bài viết nên xem: Khóc không rõ nguyên nhân - dấu hiệu cảnh báo trầm cảm, đừng chủ quan

Trong nhà có người bị trầm cảm phải làm sao

Nếu trong nhà không may có người bị trầm cảm, bạn nên dành tới chọ nhiều sự quan tâm hơn. Bởi, chính sự đồng hành của người thân yêu là động lực to lớn để họ vượt qua bệnh tật đấy. 

1. Trò chuyện và thể hiện sự quan tâm

Điều đầu tiên mà bạn nên làm là cho họ thấy rằng mình luôn ở đó và sẵn sàng giúp đỡ họ. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách chia sẻ mối quan tâm của mình với họ bằng cách đặt câu hỏi liên quan. Đối phương có thể muốn nói về những gì họ cảm thấy nhưng chưa chắc họ đã cần nghe lời khuyên. Vì vậy, bạn có thể tương tác bằng cách sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực.

Bạn có thể đặt câu hỏi để có thêm thông tin thay vì cho rằng bạn đã hiểu hết cảm giác của họ. Hãy thể hiện sự đồng cảm và quan tâm bằng ngôn ngữ cơ thể. Đặc biệt, đừng bỏ cuộc ngay lần đầu hỏi han vì không phải người nào cũng muốn chia sẻ. Hãy đặt câu hỏi mở nhưng đừng thúc ép họ phải trả lời bạn ngay. 

Bạn cũng có thể động viên họ tham gia các hoạt động thể thao như đi bộ nhanh, chạy bộ... Việc này vừa nhằm nâng cao sức khỏe lại vừa tạo khoảng thời gian để hai người trò chuyện. Khi có người cùng đồng hành, người bệnh sẽ bớt cảm thấy cô đơn, lạc lõng hơn.

2. Động viên và hỗ trợ người bệnh tiếp tục trị liệu

Người bệnh có thể gián đoạn việc trị liệu nếu họ găp quá nhiều sự bất ổn trong cảm xúc. Khi đó, họ chỉ muốn ở một mình và tự cô lập bản thân. Điều này không tốt chút nào. Do đó, hãy luôn động viên họ đi trị liệu nhưng nên nhớ là động viên chứ đừng ép buộc. 

trầm cảm 3

Hãy luôn ở bên cạnh động viên người bệnh. Ảnh minh họa

Đối với thuốc cũng vậy, nếu họ cảm thấy khó chịu và muốn dừng thuốc, hãy hỗ trợ và khuyến khích họ trao đổi với bác sĩ tâm lý. Bởi, nếu dừng đột ngột có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

3. Đề nghị giúp đỡ công việc hàng ngày

Đây là điều vô cùng quan trọng vì việc phải duy trì công việc hàng ngày có thể khiến người bệnh bị quá tải. Do đó, bạn có thể hỗ trợ họ làm việc nhà hay cùng họ xử lý các công việc. Khi đó, họ sẽ cảm thấy được an ủi, được sẻ chia và yêu thương. 

4. Tự tìm hiểu thêm về bệnh trầm cảm

Để giúp người bệnh vượt qua thì bạn cũng cần có kiến thức về vấn đề này. Bạn hãy tự tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân, các bài kiểm tra về sức khỏe tâm thần, cách điều trị. Việc này giú bạn có thể hiểu và trò chuyện được với họ nhiều hơn, hiểu hết được vấn đề cũng như cảm giác mà họ đang chịu đựng. Từ đó, tìm ra tiếng nói chung.

5. Hãy kiên nhẫn với bệnh nhân trầm cảm

Quá trình điều trị bệnh này không hề dễ dàng, nó có thể xảy ra sai sót bất cứ lúc nào. Đôi khi chỉ một hành động nhỏ của bạn cũng ảnh hưởng tới quá trình chữa bệnh. Vì vậy, hãy kiên nhẫn với họ trong tất cả các vấn đề, nhất là với cảm xúc của họ. 

Những ngươi bị bệnh này thường cần thử một số cách tư vấn hoặc các loại thuốc khác nhau chứ không phải ai cũng giống ai. Hơn nữa, ngay cả khi chữa trị thành công thì không phải lúc nào cũng sẽ khỏi hoàn toàn. Nó vẫn có nguy cơ tái phát. Đồng thời, lịch trình phục hồi của bệnh cũng không rõ ràng. Vì thế, đừng kỳ vọng rằng chỉ vài tuần, vài tháng mà bệnh nhân trở về như người bình thường được. 

Hãy nhớ, đừng nóng vội bạn nhé.

Bài viết nên xem: Con gái 16t bị trầm cảm nhưng thái độ của người bố khiến BS ngỡ ngàng, liên tục nói: Nó cố tình đấy

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh trầm cảm mà ai cũng cần biết. Thời buổi bây giờ, rất nhiều người gặp các vấn đề về tâm lý. Do đó, ai cũng nên trang bị kiến thức về vấn đề này để có cách xử lý thích hợp. 

Xem thêm tại đây: 

Khoa học chứng minh: Thuốc tránh thai có thể gây bệnh trầm cảm ở nữ giới, tăng tỷ lệ vô sinh

Chữa bệnh trầm cảm nặng từ thể chất tới tinh thần triệt để với cách sau