Mọi người ơi, tình hình dịch ở TPHCM đáng lo ghê.

Em vừa đọc báo thấy có tin bà bán hàng rong trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 1 (ngụ Q.11, TP.HCM) bị ho sốt, đi khám thì phát hiện bị nhiễm nCov đấy

Cụ thể người phụ nữ này bán nước ở cổng số 6 là cổng cấp cứu, đây là nơi thường xuyên tụ tập đông người, từ xe ôm cho đến bán hàng rong.

hình ảnh

Ảnh: Cổng số 6 (cổng cấp cứu) Bệnh viện Nhi đồng 1. Nguồn: Duy Tính

Người phụ nữ này được phát hiện dương tính nCoV vào ngày 15/6.

Trước đó, ngày 13/6, bà có dấu hiệu sốt, ho nên đến viện Q.11 khám ở phòng khám sàng lọc. Người phụ nữ này được làm xét nghiệm nhanh dương tính với nCov và được cách ly luôn. Sau khi xét nghiệm khẳng định nhiễm nCov thì bà dược chuyển hẳn vào cách ly và điều trị. Cơ quan chức năng sau đó đã phong tỏa nhà của bệnh nhân và cách ly toàn bộ F1.

Trong buổi họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 14/6, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), nhận định biến chủng virus Delta B.1.617.2 (phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) là sự khác biệt trong đợt dịch mới bùng phát tại TP.HCM.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn:Internet

Trước đó, chiều 14/6, trong buổi họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch nCoV ở địa bàn TP.HCM bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, GĐ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã nhận định: biến chủng virus Delta B.1.617.2 (phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) là sự khác biệt trong đợt dịch mới bùng phát tại TP.HCM.

Ông Dũng cho biết, trường hợp đầu tiên biến chủng trên được phát hiện ở TPHCM là 2 bệnh nhân ở Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (quận 3). Thời điểm đó, sự lây lan chưa được thể hiện rõ ràng vì các đồng nghiệp của 2 trường hợp trên không mắc bệnh

Tuy nhiên, đến khi phát hiện ổ dịch là nhóm truyền giáo Phục Hưng với 7 ca đầu tiên đều nhiễm biến chủng Delta, tốc độ lây lan là hoàn toàn khác biệt so với các biến chủng trước đây có mặt tại Việt Nam. 

Biến chủng Delta lần này khiến bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhanh hơn. Người bệnh chỉ tiếp xúc F0 sau 3 ngày đã có thể xuất hiệu triệu chứng của Covid-19. 

Đồng thời, ông Dũng cũng lý giải tốc độ lây nhiễm nhanh trên địa bàn còn đến từ việc virus được phát tán trong không khí khi "tỷ trọng của virus nhẹ hơn, chúng lơ lửng trong không gian rất lâu sau đó mới rơi xuống bề mặt".

Trong thời điểm này bất cứ ai có dấu hiệu nghi ngờ mắc nCoV đều cần đi khám sàng lọc để đảm bảo an toàn cho bản thân và không lây nhiễm cho người khác

Cụ thể, cần liên hệ ngay với nhân viên tiếp đón, đồng thời khai báo nhanh tình trạng sức khỏe, nhất là khai báo các dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính hiệu như ho, sốt… (nếu có) để được hướng dẫn cụ thể

Mọi người khi đi khám chữa bệnh hay người nhà đi cùng phải đeo khẩu trang đúng quy cách (khẩu trang phải bịt kín miệng, mũi, không cùng một lúc đeo nhiều khẩu trang...)

Thường xuyên rửa tay sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch có sẵn tại bệnh viện, phòng khám

Ngồi chờ khám bệnh phải cách nhau ít nhất là 2m. Không nói chuyện, trao đổi, không bắt tay, không ôm hôn nhau...

Người bệnh và người nhà đi cùng mỗi khi ho, hắt hơi cần phải che miệng bằng khăn ướt hoặc bằng khuỷu tay của mình. Chú ý không được khạc nhổ bừa bãi.

Hết sức chú ý đến các biển báo chỉ dẫn và tuyệt đối không đi lại hoặc đứng, ngồi gần những khu vực có biển báo “Khu vực cách ly”.

Khi khám xong cần nhanh chóng rời khỏi bệnh viện, hạn chế tối đa thời gian lưu lại trong bệnh viện khi không cần thiết.

Khi về đến nhà mình, việc đầu tiên là sát khuẩn tay bằng cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch

Cần rửa tay nhiều lần, sau đó mới dùng tay đã rửa sạch tháo khẩu trang ra bỏ vào thùng rác, đậy kín lại.

Việc tiếp đến là thay hết quần áo bằng quần áo sạch, quần áo bẩn cần được giặt sạch với xà phòng và phơi nắng.

Nguồn tổng hợp